(HBĐT) - Tuy không trực tiếp tham gia các trận đánh vào đô thành nhưng những trận đánh ác liệt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cách đây vừa tròn 50 năm vẫn còn là mảng ký ức đậm nét trong tâm trí những người lính già. Những người lính lên đường và cầm súng với một tâm nguyện "đi đánh giặc thì không tiếc máu xương”...


Thanh niên tỉnh ta hăng hái lên đường nhập ngũ vào miền Nam chiến đâu trong năm 1968. Ảnh T.L

 "Xuân 68” trong ký ức những người lính già

"Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 tớ là xạ thủ số 1 khẩu đội 12, 7 mm thuộc Đại đội 5, tiểu đoàn 75, Mặt trận đường 9...”. Câu chuyện giữa chúng tôi và CCB Tạ Duy Sản, tổ 1, phường Tân Thịnh - TP Hòa Bình được ông mở đầu đầy chất "lính” như vậy. ông kể: Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đơn vị tớ không tham gia đánh vào đô thành như các đơn vị khác mà ở lại mặt trận cùng phối hợp với Sư 324, sư 325 và Sư 304 cắt đứt "yết hầu” của địch trên đường số 9 để chặn đường tiếp tế lên cứ điểm Khe Sanh bằng đường bộ. Đồng thời tổ chức các trận đánh lớn vào cứ điểm Khe Sanh nhằm nghi binh lừa địch, kéo chúng ra khỏi khu vực đô thị về vùng rừng núi Khe Sanh để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy tại Huế và các tỉnh lân cận.

Chính từ những trận đánh nghi binh ở tập đoàn cứ điểm Khe Sanh trước Tết Mậu Thân 10 ngày do đơn vị ông Sản và các đơn vị phối thuộc tổ chức đã làm cho cục diện chiến trường có sự thay đổi lớn, nghiêng về phía ta. ở đây, ta đã thành công trong việc buộc Mỹ phải chú ý, tập trung, điều lực lượng chủ lực để đối phó. Theo ông Tạ Duy Sản: Chúng tôi thu hút, kìm chân một lực lượng chiến lược lớn của địch trước khi diễn ta cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Theo đó, toàn mặt trận Quảng Trị - Huế quân địch có Sư đoàn bộ binh số 1 với khoảng 25 - 30 nghìn quân. Thì có đến 90% quân địch được điều động về chốt giữ ở cứ điểm Khe Sanh. Lượng quân mà Mỹ đổ xuống cứ điểm Khe Sanh nhiều đến nỗi máy bay chở quân, chở thiết bị quân sự cứ tầng tầng lớp lớp. Có lúc mình nằm dưới hầm đếm được đến 70 cái, sau nhiều đến mức rối mắt quá chẳng đếm được nữa. Khe Sanh trở thành quyết chiến điểm vô cùng ác liệt giữa ta và địch.

Dù vậy, với ý chí kiên cường, tinh thần quyết chiến, quyết thắng với quyết tâm "kéo lửa” phía mình, những người lính ở chiến trường Đường 9 - Khe Sanh như ông Sản đã luôn vững vàng trước mưa bom, bão đạn và trước những hy sinh, mất mát. Kể về những trận đánh tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh, người CCB này phấn chấn hẳn lên: Trên chiến trường, về tương quan lực lượng cũng như vũ khí, phương tiện chiến đấu của ta thì không thể sánh được với địch. Nếu ta chỉ là một thì địch gấp ta đến 10 về quân số. Còn nếu so sánh về vũ khí, phương tiện chiến đấu thì địch gấp ta đến hàng trăm lần về tính chất hiện đại và cả số lượng. Nhưng nếu so sánh về tinh thần thì ta lại vững vàng hơn chúng gấp hàng trăm lần. Dù so về tương quan lực lượng thì ta kém hẳn nhưng ta vẫn đánh cho chúng những trận ra trò. Đặc biệt, càng đánh ta lại càng "hút” được nhiều địch lên tập trung tại cứ điểm Khe Sanh. Những trận đánh đó mà sau này chúng tôi vẫn cứ ví giống như một chiếu chèo. Hát càng hay thì khách lại đến càng nhiều. Và những trận đánh kìm chân địch ở Khe Sanh đã góp phần tạo điều kiện cho quân giải phóng và LLVT, nhân dân địa phương nổi dậy nhanh chóng đánh chiếm những thành phố lớn, trung tâm chính trị, văn hóa của Ngụy quyền trên toàn miền Nam. Đặc biệt như ở Huế là 1 trong 3 trọng điểm của cuộc tổng tiến công, ta đã đánh bật Mỹ, Ngụy ra khỏi thành phố và chiếm giữ được 25 ngày.

Còn với ông Lại Văn Khang (73 tuổi) - ở số nhà 8, tổ 28, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) là lính của Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Mặt trận chính của Trung đoàn là ở khu vực Thừa Thiên Huế. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đơn vị ông cùng với các đơn vị phối thuộc tại mặt trận cùng tiến về đồng bằng, đánh vào các đô thị ở khu vực Hải Lăng, Hải Hoà, Hải An, Hải Đức (thuộc mặt trận Thừa Thiên Huế). Trong ký ức, ông vẫn còn nhớ: Đúng thời điểm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, sau khi nghe Bác đọc xong bài thơ chúc tết cũng là lúc chúng tôi nhận được lệnh nổ súng. Tiếng súng cùng với tiếng pháo đón Tết của đồng bào đã làm cho địch ở các điểm tấn công hoàn toàn bị bất ngờ và không kịp trở tay. Chúng tôi tiến về đồng bằng được 3 ngày. Đó là 3 ngày bình yên hoàn toàn không có tiếng gầm rú của máy bay, không có tiếng bom đạn ác liệt...

Sau này, tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người Mỹ đã phải thừa nhận: Năm 1968 trở thành năm đẫm máu nhất đối với quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam.

Còn giặc thì không tiếc máu xương

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đã đưa cuộc chiến tranh vào sâu tận hang ổ cuối cùng của địch. Đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới. Hòa chung phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc, bước vào năm 1968 quân và dân tỉnh Hòa Bình tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất. Đặc biệt, công tác tuyển quân tăng cường lực lượng chi viện cho chiến trường. Với tinh thần quyết tâm cao nhất "Tất cả vì tiền tuyến lớn miền Nam”, tại các địa phương trong tỉnh đều dấy lên phong trào thi đua tình nguyện tòng quân. Trong đó, có những câu chuyện cảm động về những ông bố, bà mẹ đã tình nguyện động viên con lên đường đi chiến đấu. Mế Hoàng Thị Mai ở Lương Sơn trước khi tiễn con lên đường tòng quân đã khẳng khái: "Đi chiến đấu chống Mỹ cứu nước phải có sống, có chết. Tôi sẵn sàng trao đứa con cho Đảng. Con tôi như một viên đạn, đề nghị Đảng sử dụng nó cho trúng đích...” Hay như ông Thiện ở thị xã Hòa Bình dù bị mù cả hai mắt nhưng vẫn động viên người con trai duy nhất lên đường đi đánh giặc. Tại lễ tiễn con lên đường, ông bảo: "Tôi không còn sáng mắt để cầm súng, nhiệm vụ đó tôi giao lại cho cháu. Nếu cháu không được đi đánh Mỹ thì tôi có con cũng như không”. Bà Định Thị Mùi ở Xuất Hóa (Lạc Sơn) dù đã có 3 con đang đánh giặc trên chiến trường miền Nam, con thứ 4 tuy chưa đến tuổi nghĩa vụ nhưng vẫn đăng ký cho con tiếp tục được lên đường đi chiến đấu...

Theo đó, tính đến cuối năm 1968, toàn tỉnh có 123 bà mẹ, người vợ, ông bố, viết đơn cho chồng, con đi chiến đấu bằng máu, 7 gia đình có 4 người con, 56 gia đình có 3 con và 450 gia đình có 2 con đi chiến đấu. Hàng chục gia đình cả hai vợ chồng, hai bố con cùng chung một chiến hào đánh Mỹ. Tính từ năm 1965 - 1968, toàn tỉnh có 12 đợt tuyển quân và 3 đợt tuyển TNXP. Riêng năm 1968, toàn tỉnh đã tổ chức 4 đợt tuyển quân với 3.800 thanh niên. Ngoài ra, tỉnh còn giao nhanh, gọn 2 tiểu đoàn đi chiến trường. Tất cả các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Mông, Kinh đều có thanh niên tham gia quân đội với tinh thần "còn giặc thì không tiếc máu xương”.


CCB Tạ Duy Sản với những kỷ vật trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt, thế nên ở đâu, chiến trường nào cũng có những người con Hòa Bình góp mặt, tham gia chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc. Có nhiều người đã trở thành "Dũng sỹ diệt Mỹ”, "Dũng sỹ diệt cơ giới”, "Dũng sỹ diệt máy bay”. Tiêu biểu như đồng chí Đinh Văn Dâu (Lạc Sơn), một mình tiêu diệt, san phẳng 2 lô cốt địch, mở đường cho đồng đội tiến công; đồng chí Bùi Văn Bươm (Lạc Sơn) cùng đồng đội bắn rơi 13 máy bay địch trong 1 ngày, được kết nạp Đảng ngay trên trận địa, được phong tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt máy bay” cấp ưu tú; đồng chí Đào Hồng Cẩm (Lương Sơn) là "Dũng sỹ diệt Mỹ”.

CCB Tạ Duy Sản cũng là điển hình trong chiến đấu tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh ngay trước khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân diễn ra. Tại đây, trong ngày đầu tiên của chiến dịch đánh Đường 9 - Khe Sanh, anh lính Tạ Duy Sản đã cùng đồng đội tiêu diệt 3 chiếc máy bay trực thăng cùng hàng chục lính Mỹ. Ngoài ra, trong quá trình chiến đấu, ông trực tiếp bắn rơi bằng tiểu liên AK...

 

Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục