(HBĐT) - Được vay vốn thoát nghèo, người già neo đơn có người chăm sóc, được vui chơi, giải trí … đó là những hoạt động thiết thực mà CLB Liên thế hệ tự giúp nhau xã Cư Yên, huyện Lương Sơn đã triển khai từ năm 2008 đến nay. Lấy nòng cốt là NCT, hội viên phụ nữ và thanh niên, mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau không chỉ giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe mà còn giúp nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần củng cố khối đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.

 

CLB Liên thế hệ giúp nhau xã Cư Yên (Lương Sơn) khởi công đào giếng giúp hội viên tại xóm Gừa.

Cư Yên là xã thuần nông còn nhiều khó khăn của huyện Lương Sơn. Những năm trước đây, người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp vì vậy, lúc nông nhàn đi làm thuê còn những người có tuổi chỉ quanh quẩn việc nhà. Năm 2008, được sự tài trợ của tổ chức HelpAge (Hai) với mức hỗ trợ 150 triệu đồng tạo nguồn vốn ban đầu giúp các hộ dân phát triển kinh tế. Đời sống của nhân dân trong xã có nhiều chuyển biến, đặc biệt là lớp hội viên NCT và những phụ nữ nghèo, neo đơn, người yếu thế trong xã hội.
 
Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Hội NCT xã Cư Yên cho biết: Sau khi được tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý, triển khai các hoạt động của CLB, Ban chủ nhiệm CLB thống nhất đối với các hội viên có nhu cầu vay vốn từ 1 – 5 triệu đồng, chu kỳ 2 năm. Tuy số tiền ít nhưng vào thời điểm đó, nguồn vốn rất có giá trị đối với các hội viên NCT khó khăn và hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều hội viên lấy nguồn vốn này tín chấp với các công ty mây - tre đan nhận hàng về đan để kiếm thêm thu nhập giúp con cái và tích lũy vốn riêng cho mình. Nhiều hội viên xây dựng được quỹ khuyến học cho gia đình, dòng họ từ việc nhận hàng mây tre đan tranh thủ cùng làm với con cháu những khi rảnh rỗi.
 
Bà Nguyễn Thị Oanh, hội viên NCT xã Cư Yên cho biết: Đan lát vốn là thế mạnh của bà con từ xa xưa, việc này không nặng và có thể làm tranh thủ nên rất phù hợp với người có tuổi, đặc biệt là các bà, các mế. Cái khó là khi nhận hàng, mình phải có khoản tiền tín chấp thì họ mới giao nguyên liệu cho làm. Vì vậy, khi nguồn vốn hỗ trợ đến xã, bà con rất mừng. Chỉ cần có 1 triệu vốn ban đầu, các hội viên nhận hàng và hiện nay đã trở thành phong trào của hội. Hầu hết hội viên nữ đều nhận mây - tre đan về làm. Trung bình một tháng, những cụ chăm chỉ cũng được khoảng hơn 1 triệu đồng.
 
Ngoài cách làm này, nguồn vốn cũng giúp ích cho nhiều hội viên phát triển kinh tế gia đình nhờ chăn nuôi nhỏ lẻ. ông Nguyễn Mạnh Trưởng, CLB số 1 trước đây hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, ngôi nhà của gia đình xuống cấp. Sau khi được hỗ trợ vay 3 triệu đồng, ông đầu tư chăn nuôi lợn, gà thả vườn. Đến nay, gia đình ông đã thoát khỏi hộ nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang.
 
Cũng giống như gia đình ông Trưởng, nhiều hộ gia đình khác đã tận dụng thành công nguồn vốn để phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Trong 8 năm, CLB đã hỗ trợ 305 lượt hội viên vay, trong đó, chủ yếu là người già, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng nguồn vốn 750 triệu đồng.
 
Cùng với hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, CLB liên thế hệ giúp nhau còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: thăm hỏi hội viên ốm đau, qua đời; giúp đỡ hội viên gặp khó khăn bằng tiền và hỗ trợ ngày công, qua đó các hội viên đã gắn bó, cùng giúp nhau lúc hoạn nạn. Không dừng lại ở đó, bằng việc tuyên truyền, vận động, CLB cũng đóng góp vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư bằng việc đóng góp, vận động tiền để đào giếng, cải tạo giếng cũ cho các KDC khó khăn về nước sinh hoạt vào mùa khô. Đến nay, CLB đã đào được 6 giếng nước và 1 bể chứa nước tập trung cho các hộ sinh hoạt.
 
Với những hoạt động thiết thực, hướng đến đối tượng khó khăn trong cộng đồng, CLB liên thế hệ tự giúp xã Cư Yên đã thu hút đông đảo người dân tham gia và ngày càng có uy tín trong cộng đồng.
 
Đinh Hòa
 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục