(HBĐ) - "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” là một nội dung mới được Hội LHPN Việt Nam đưa vào triển khai tại Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. Xuất phát từ tình hình thực tế và xu thế phát triển của thời đại, phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò của họ không chỉ trong gia đình, ngoài xã hội và trên thương trường. Tuy nhiên còn không ít những rào cản khiến việc phát triển kinh tế của phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Do đó, để thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cần tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh.

 


Lãnh đạo T.ư Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh thăm quan các gian hàng của hội viên phụ nữ tại "Phiên chợ truyền thông - sáng tạo khởi nghiệp cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn.

 

Song song với chủ trương đưa nội dung "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” là một trong những nội dung lớn của nhiệm kỳ, T.ư Hội LHPN Việt Nam đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017 về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 (gọi tắt là Đề án 939) nhằm mục tiêu: Đến năm 2020 sẽ có 35% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong tổng số hơn 1 triệu doanh nghiệp của cả nước. Đến năm 2025 sẽ hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; phối hợp hỗ trợ thành lập 1.200 tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ quản lý; 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tại Hòa Bình, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND, ngày 27/6/2018 về thực hiện Đề án 939, giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh là căn cứ khơi nguồn cho phụ nữ khởi nghiệp, góp phần thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Hội LHPN tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo Hội LHPN các cấp tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường một cách thiết thực, hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ. Các phong trào phát triển kinh tế của hội viên, phụ nữ đã có đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Nhiều tấm gương phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, thúc đẩy các phong trào thi đua vượt khó, làm giàu; chủ động phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động tập huấn chuyển giao KH-KT, dạy nghề cho phụ nữ gắn kết chặt chẽ với giới thiệu, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nữ nhằm tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, liên kết dạy nghề, xây dựng mô hình giải quyết việc làm tại chỗ sau học nghề. Đồng thời, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương duy trì và thành lập mới các mô hình HTX, tổ hợp tác, tổ/nhóm liên kết chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề; chỉ đạo xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Tiêu biểu như: Hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại xã Quyết Chiến (Tân Lạc); Hợp tác xã An Sinh sản xuất cao dược liệu, xã An Bình (Lạc Thủy); Hợp tác xã chăn nuôi gà của chị Bùi Thị Xa, xã Chí Thiện và hợp tác xã mây - tre đan của chị Bùi Thị Sành, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Một số huyện duy trì các mô hình Tổ liên kết do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ thành lập như: Tổ liên kết sản xuất chổi chít Hợp Thành (Kỳ Sơn); trồng và tiêu thụ nhãn Sơn Thủy và nuôi lợn ở xã Đông Bắc (Kim Bôi)... Các mô hình kinh tế tập thể trên đều do phụ nữ làm chủ, tỷ lệ thành viên là nữ chiếm từ 50% trở lên, có mô hình 100% thành viên là nữ, thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Tuy vậy, phong trào phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các mô hình khởi nghiệp chủ yếu đều ở giai đoạn bắt đầu, nhỏ lẻ. Nguyên nhân là do nhiều phụ nữ có năng lực nhưng chưa chủ động tìm hiểu thị trường, chính sách, chưa mạnh dạn phát huy thế mạnh của mình để khởi nghiệp. Một số chị có ý tưởng nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, tư vấn cho phụ nữ khởi nghiệp vẫn chưa sâu rộng. Để thực hiện hiệu quả trọng tâm Đề án 939, Hội LHPN các cấp đã chú trọng thực hiện các hoạt động nâng cao kiến thức, nhận thức về khởi nghiệp và nêu gương phụ nữ khởi nghiệp. Mô hình tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hoá qua "Phiên chợ truyền thông - câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” đã đem lại ý nghĩa, hiệu quả cao. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tập huấn về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và các nội dung liên quan đến các hoạt động hỗ trợ. Tổ chức hội thảo hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường sản phẩm đầu ra giữa Hội LHPN tỉnh với một số doanh nghiệp. Các sản phẩm đến từ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, trang trại do phụ nữ làm chủ được giới thiệu tại hội thảo. Trong tháng 10 này, Hội LHPN tỉnh có 3 ý tưởng được gửi đi Trung ương để thực hiện chương trình Ngày phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp của Trung ương tổ chức.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh, các cấp Hội phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, huy động nội lực của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh; phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tốt các hoạt động kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tiếp cận các dịch vụ, nguồn lực, tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay; tổ chức các hoạt động, những cuộc thi ý tưởng sáng tạo, tôn vinh, bình chọn và nhân rộng các ý tưởng, mô hình kinh doanh, khởi nghiệp thành công. Đối với hội viên phụ nữ cần chủ động, tích cực học hỏi, tự tin đổi mới để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.


                                      Hoàng Thị Duyên

                               TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh


Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục