Chiều 25/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Rơ Chăm Long phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước của các cấp, các ngành, cán bộ, nhân dân.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước cho thấy Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay. Do đó, các đại biểu thống nhất cao việc cần thiết sớm ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, nhất là trong điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Quốc hội xem xét và thông qua sớm. 

Vấn đề được nhiều đại biểu tham gia ý kiến là về khái niệm bí mật nhà nước và phạm vi bí mật nhà nước. Về khái niệm bí mật nhà nước, một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định còn chung chung, đề nghị làm rõ các dạng tồn tại của bí mật nhà nước, các lĩnh vực có bí mật nhà nước; bổ sung quy định giải thích đầy đủ các lĩnh vực có bí mật nhà nước; quy định rõ tiêu chí xác định mức độ nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; quy định rõ nội hàm của khái niệm bí mật nhà nước để thuận tiện trong việc xác định bí mật nhà nước. 

Về phạm vi bí mật nhà nước, một số ý kiến đề nghị quy định phải phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Theo đại biểu Rơ Chăm Long (Kon Tum), một số nội dụng thuộc phạm vi bí mật nhà nước như trong dự thảo là quá rộng, chưa rõ, dễ dẫn đến lạm dụng khi thực hiện luật như thông tin về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử... 

"Như vậy không phù hợp với nguyên tắc của pháp luật tố tụng, nguyên tắc xét xử công khai. Một số vụ án truy tố, xét xử cần phải giữ bí mật nhà nước, nhưng không phải tất cả các vụ án đều thuộc bí mật nhà nước. Như thế là không đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ở giai đoạn điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử có thể một số vụ án phải giữ bí mật nhà nước. Nhưng ở giai đoạn tuyên án thì không còn thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bởi tuyên án công khai là nguyên tắc của pháp luật tố tụng," đại biểu Rơ Chăm Long nói.

Cũng kiến nghị về nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng phạm vi bí mật nhà nước như dự thảo Luật là "quá rộng." Trong phạm vi này có những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đối nội, đối ngoại cần phải phổ biến cho nhân dân được biết. Trong tư pháp, vấn đề điều tra, truy tố, xét xử cũng cần công khai.


Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)


Về kinh tế, thông tin tài chính, ngân hàng nhiều lúc cần phải phổ biến nhanh, phổ biến rộng. Những vấn đề về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, có những thông tin không phải của nhà nước, mà của tổ chức, doanh nghiệp đi điều tra, khảo sát... Từ đó, đại biểu cho rằng nếu quy định như Điều 7 của dự thảo Luật về Phạm vi bí mật nhà nước là "lợi bất cập hại."

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý một số nội dung trong dự án Luật. Trong đó, về phạm vi bí mật nhà nước, quy định cụ thể những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong từng lĩnh vực phải là những thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Nội dung điều luật này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu rà soát nội dung bí mật nhà nước tại 96 Danh mục bí mật nhà nước hiện hành trong các lĩnh vực của các cơ quan trung ương, các bộ, ngành và các tổ chức chính trị-xã hội. 

Về phân loại bí mật nhà nước, kế thừa các quy định của Pháp lệnh hiện hành, điều luật được thiết kế thành ba cấp độ "Tuyệt mật,” "Tối mật” và "Mật” theo từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu quan tâm thảo luận, cho ý kiến tập trung vào một số vấn đề: Về sao, chụp bí mật nhà nước; Về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; Về gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; Về giải mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước...

Theo kế hoạch, dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6./.

 

              Theo Vietnamplus

Các tin khác


Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục