Bài 4: Quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

 (HBĐT) - Tỉnh hiện có 131/210 xã, phường là đơn vị hành chính (ĐVHC) thuộc vùng khó khăn. Các ĐVHC cấp xã được thụ hưởng các nguồn hỗ trợ từ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 và các chính sách khác. Tổng nguồn kinh phí được thụ hưởng hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Khi thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ có nhiều thay đổi tạo sự tác động lớn đến an sinh xã hội. Cần phải có sự rà soát kỹ lưỡng, điều chỉnh chính sách hợp lý để đảm bảo không làm gián đoạn lộ trình giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.


"Bức tranh" an sinh xã hội sau sắp xếp đơn vị hành chính

Trung tuần tháng 8 vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 172/NQ-HĐND về việc thông qua chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo tinh thần nghị quyết, sau khi sắp xếp, tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện, 59 ĐVHC cấp xã.

Có thể thấy rõ việc sáp nhập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp bộ máy quản lý ở cơ sở tinh gọn, giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách ở cơ sở. Một mặt, tạo thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình hay thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rõ, sẽ có một số tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng các chính sách đặc thù hỗ trợ cho cộng đồng và hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Cụ thể như: một số xã cùng khu vực III như: Trung Hòa, Ngòi Hoa (Tân Lạc), Đồng Nghê, Suối Nánh (Đà Bắc)… sau sáp nhập và rà soát, phân định xã mới thành lập vẫn thuộc xã khu vực III. Nhu cầu đầu tư, địa bàn đầu tư không có gì thay đổi, nhưng sau sáp nhập, định mức đầu tư sẽ chỉ còn lại 1 suất, thêm vào đó bị cắt giảm 1 suất đầu tư theo định mức đã quy định đối với từng xã.


Người dân xã Giáp Đắt (Đà Bắc) tìm hiểu về những thay đổi liên quan đến chế độ, chính sách cho người dân sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Trường hợp xã vùng III sáp nhập với với xã vùng II, hay xã vùng II sáp nhập với xã vùng I phải rà soát mới phân loại được xã khu vực I hay khu vực II. Nếu sau rà soát không đạt các tiêu chí thuộc vùng II, hay vùng III thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân đang sinh sống ở vùng khó khăn và ĐBKK. Tương tự, khi 1 xã đã đạt chuẩn NTM sáp nhập với một xã vừa đạt được một nửa số tiêu chí cũng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ bị chững lại ở một thời điểm nhất định.

Cần giải quyết hài hòa những vấn đề phát sinh

Trao đổi với chúng tôi về chủ trương, lộ trình sáp nhập huyện, xã tỉnh đang triển khai, đồng chí Bùi Văn Tiện, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thẳng thắn bày tỏ: Là người cán bộ, đảng viên, chúng tôi nhận thức rõ việc sáp nhập ĐVHC, cải cách bộ máy, tiết kiệm ngân sách để đầu tư phát triển là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6, 7 khóa XII của Đảng. Thời gian qua, xã Liên Vũ chúng tôi và 2 xã Bình Chân, Bình Cảng đã tiến hành nghiêm túc quy trình xin ý kiến nhân dân về sáp nhập xã. Riêng xã Vũ Lâm, tỷ lệ cử tri đồng thuận với đề án sáp nhập xã đạt trên 99%. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp! Tuy nhiên, trên thực tế, việc sáp nhập xã không hễ dễ dàng và chúng tôi cũng đã nhận định rõ những yếu tố phát sinh. Xã Vũ Lâm đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2015, nay sáp nhập với 2 xã Bình Chân, Bình Cảng có số tiêu chí đạt thấp, đồng nghĩa với việc chúng tôi trở về điểm xuất phát. Điều chúng tôi trăn trở là suất đầu tư có bị cắt giảm khi 3 xã sáp nhập? Để nhân dân đồng thuận, phấn khởi, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đề nghị tỉnh, huyện quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân dân và chính quyền cơ sở, giải quyết hài hòa những vấn đề phát sinh sau sáp nhập.

Trăn trở với việc đảm bảo chế độ, chính sách cho người dân sống ở vùng ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đề nghị: T.Ư tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển KT-XH đối với các xã, thôn, xóm ĐBKK trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tăng định mức đầu tư cho cấp xã, thôn từ 3-5 lần so với hiện nay, nhất là đối với các xã thuộc diện sáp nhập. Có cơ chế đặc thù đối với các xã ĐBKK khi sáp nhập. Đề nghị T.Ư sớm phê duyệt kết quả rà soát hàng năm đối với các ĐVHC sau sáp nhập. Hàng năm, tỉnh bố trí kinh phí cho công tác rà soát các tiêu chí ở các ĐVHC sau sáp nhập theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) là người dân tộc thiểu số…

Trao đổi về việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã tỉnh khẳng định: Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được chủ trương, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu xây dựng bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại vị trí việc làm. Tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc kêu gọi đầu tư, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Tuy nhiên, việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trước mắt có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Thực tế đó đặt ra yêu cầu các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy. Quan tâm bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ CB, CC, VC, người lao động; sắp xếp, giải quyết đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý và CB, CC, VC dôi dư. Xây dựng danh mục, vị trí việc làm; thực hiện tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ CB ,CC, VC, người lao động. Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, sở, ngành căn cứ theo chức năng được giao rà soát, hướng dẫn các đơn vị, địa phương giải quyết các vấn đề sau sắp xếp sao cho hiệu quả, phù hợp, thuận lợi. Đặc biệt, quan tâm việc chuyển đổi các giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau khi thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện, xã... Đó sẽ là cơ sở, nền tảng để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chính quyền địa phương trong lộ trình sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

 

Thúy Hằng - Dương Liễu


Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục