(HBĐT) - Nếu so với các địa phương khác, huyện Cao Phong có số xã sáp nhập không nhiều. Tuy nhiên, không chủ quan, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước khi có Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sáp nhập huyện, xã tỉnh Hòa Bình, được cán bộ, nhân dân đồng tình, ủng hộ.


Hệ thống cơ sở hạ tầng trường TH&THCS xã Xuân Phong (Cao Phong) hoạt động vẫn ổn định khi sáp nhập. 

Theo kế hoạch, huyện thực hiện sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích tự nhiên của 3 xã: Đông Phong, Xuân Phong,Tân Phong để thành lập xã Hợp Phong; sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích tự nhiên xã Yên Lập, Yên Thượng để thành lập xã Thạch Yên. Huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tính cần thiết của chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, tạo được sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị. Tỷ lệ cử tri đồng ý với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đạt trên 94%. HĐND huyện, xã đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021, đơn vị hành chính mới sẽ chính thức đi vào hoạt động trước ngày 20/2/2020 theo đúng kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo quy định, xã Hợp Phong được xác định là đơn vị hành chính loại 1, bố trí 23 cán bộ, công chức, trong đó có 11 cán bộ (chủ chốt 6 đồng chí), còn lại là trưởng các đoàn thể, tổ chức CT-XH, công chức 12 đồng chí. Xã Thạch Yên là đơn vị hành chính loại 2, bố trí 21 cán bộ công chức, trong đó có 10 cán bộ, 11 công chức.

Đối với công tác cán bộ, vấn đề đặc biệt quan trọng để bộ máy các xã mới nhanh chóng ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động, huyện Cao Phong tập trung thảo luận, bàn bạc, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể; rà soát đội ngũ cán bộ hiện có, chuẩn bị phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, bảo đảm lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để đảm đương nhiệm vụ tại đơn vị hành chính mới.

Từ tháng 9/2019, BTV Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo rà soát hồ sơ cán bộ chủ chốt nghiêm túc, đặc biệt là nhân sự quy hoạch chức danh BTV Huyện ủy quản lý đối với tất cả các xã, thị trấn. Việc rà soát gắn với quy hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ 2020-2025. Trên cơ sở kết quả rà soát, tập thể thường trực, lãnh đạo UBND huyện họp thảo luận, bàn phương án sắp xếp cán bộ thuộc BTV Huyện ủy quản lý đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý 5 xã thực hiệp sáp nhập.

Huyện đã xây dựng 2 phương án sắp xếp, bố trí nhân sự. Thứ nhất là phương án sắp xếp theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Phương án thứ 2 là cộng dồn các chức danh cấp phó, nếu cộng dồn phải tính cho giai đoạn gần đây như đại hội Đảng cấp cơ sở sắp tới. Thường trực Huyện ủy thống nhất theo phương án thứ nhất. Để bảo đảm tính dân chủ, Huyện ủy đã mời thường trực của 5 xã thực hiện hợp nhất họp bàn, thống nhất phương án. Mới đây, BTV Huyện ủy đã cử 2 đoàn công tác làm việc với thường trực 5 xã sáp nhập, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của 5 xã sáp nhập, tạo được sự đồng thuận cao đối với phương án 1. Đồng chí Phạm Thanh Trưởng, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Xuân Phong cho biết: Phương án nhân sự có thể nói là được tính toán kỹ lưỡng và có lộ trình, dự kiến thường trực khóa mới có đại diện các xã, bảo đảm độ tuổi, có nữ giới, vùng miền. Đối với tôi đang là Phó Bí thư TT Đảng ủy xã, sinh năm 1962, không đủ điều kiện theo Chỉ thị số 35 của Chính phủ nên cũng tự nguyện xin nghỉ theo chế độ, chính sách Nhà nước.

Huyện cũng đã xây dựng phương án, lộ trình cụ thể (thực hiện trong vòng 5 năm 2020-2025) để giải quyết chế độ, chính sách theo các Nghị định: 26, 108, 113, 46 của Chính phủ đối với những trường hợp cán bộ, công chức dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, số cán bộ, công chức dôi dư sẽ tiến hành sắp xếp, điều động lên huyện hoặc điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác để bảo đảm đến năm 2025, tổng biên chế công chức cấp xã toàn huyện theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ. Việc bố trí nhân sự vào các chức danh bầu cử phải là cán bộ chuyên trách, công chức (trừ những trường hợp đặc biệt).  

Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong Đinh Đức Lân cho biết: Thực tế việc bố trí, sắp xếp nhân sự cấp trưởng các tổ chức CT-XH đối với đơn vị thực hiện sáp nhập còn nhiều băn khoăn, khi số lượng cấp trưởng sẽ giảm. Nhiều đồng chí chưa đủ 5 năm để chuyển sang làm công chức theo quy định. Huyện đề nghị các cấp, ngành có hướng dẫn cụ thể, có phương án, chế độ đối với cấp trưởng khi không còn là cấp trưởng. Trong đó, sẽ giữ nguyên chế độ, chính sách cấp trưởng trong vòng 5 năm. Có thể xem xét từ cán bộ xã trở thành công chức xã, vì có thể đủ thời gian nâng cao trình độ chuyên môn và đủ thời gian xét từ cán bộ thành công chức. Xem xét tạm dừng tuyển đầu vào đối với công chức cấp huyện, xã đối với những địa phương thực hiện sáp nhập để bố trí cán bộ dư thừa...

Lê Chung

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục