(HBĐT) - Với dân tộc Việt Nam, mùa xuân không chỉ thể hiện sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ bước sang năm mới, mà mùa xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.



Bác Hồ với các chiến sỹ Cảnh vệ và Công an nhân dân vũ trang sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu 1969.

Mùa xuân Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm thấy và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Năm 1925, Người thành lập tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tập hợp những thanh niên Việt Nam ưu tú giác ngộ cách mạng, tổ chức các lớp huấn luyện cách mạng đầu tiên ở nước ngoài, làm "hạt nhân” cho phong trào cách mạng ở trong nước, tiến tới thành lập các tổ chức cộng sản. Và, Bác Hồ chọn mùa xuân năm 1930 khi tình hình cách mạng đã có những bước tiến mới, nắm bắt "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thống nhất 3 tổ chức Cộng sản Việt Nam. Rồi ngày 3/2/1930, Người tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là mùa xuân lịch sử mở đầu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng Tổ quốc, đã có Đảng lãnh đạo và người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là Bác Hồ, đưa đất nước ta, nhân dân ta từ kiếp nô lệ, thành một nước độc lập - tự do.

Mùa xuân năm 1941, đúng 30 năm sau, kể từ năm Bác Hồ ra đi từ cảng Nhà Rồng tìm đường cứu nước, Người từ nước ngoài trở về Tổ quốc qua biên giới Việt - Trung, thuộc huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Bác về ở hang Pác Pó, trực tiếp cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam kháng chiến giải phóng dân tộc. Từ đây Bác Hồ ở trong nước, cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ở Pác Pó, Bác được đồng bào các dân tộc che chở, đùm bọc, yêu thương... Nỗi nhớ Tổ quốc, quê hương sau 30 năm trời đằng đẵng Người ra đi từ miền Nam yêu thương, bôn ba đất khách quê người, ngày trở về ở phía Bắc Việt Nam, cả đất trời mùa xuân quê hương đón Bác thật cảm động. Người cúi xuống hôn đất Mẹ nặng nghĩa tình. Đó là mùa xuân lần thứ hai, lịch sử lại gắn Bác với Đảng, với vận mệnh của dân tộc. Phải chăng đó là "định mệnh” mang tính thời đại.

Có một nhà thơ đã viết: Cuối trời Bác đi ngàn sóng tiễn/ Ngày về hoa nở thắm rừng biên/ Ba mươi năm thức tìm chân lý/ Lập nước Việt Nam sáng vạn niên.

Mùa Xuân Bính Tuất năm 1946, là mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau sự kiện cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân. Để từ đó, lần đầu tiên, tại mùa xuân này, cả nước ta được nghe Thơ chúc Tết của Bác vào đúng đêm giao thừa. Và trong bài "Mừng báo Quốc gia”, nhân Tết Độc lập đầu tiên, Người đã chúc: "Tết này mới thật Tết dân ta/ Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia/ Độc lập đầy vơi ba cốc rượu/ Tự do vàng đỏ một rừng hoa/ Muôn nhà chào đón Xuân dân chủ/ Cả nước vui chung phúc cộng hòa”. Lời chúc ấy thật đơn sơ, mộc mạc nhưng thấm đẫm nghĩa tình với triết lý "Tết này mới thật Tết dân ta”, chỉ một câu này thôi đã đủ cho ta thấy được ý nghĩa lớn lao của cái Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc. Từ đây, dân ta mới biết thế nào là tự do, bình đẳng, bác ái.

Sau mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc, mùa xuân Bính Tuất 1946, cả dân tộc ta bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này vào mỗi độ xuân về, Bác vẫn luôn làm thơ chúc Tết đồng bào cả nước. Những vần thơ chúc Tết, chào đón mùa xuân của Bác luôn gieo vào lòng mọi người niềm tin thắng lợi của ngày mai. Đó cũng là biểu hiện của tinh thần lạc quan cách mạng của người cộng sản. Khi cách mạng gặp khó khăn hay khi gần thắng lợi, Bác luôn thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác đã nói: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi/ Thống nhất độc lập nhất định thành công”. Chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cũng bắt đầu từ những ngày đầu mùa xuân năm 1954. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, chấm dứt gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Mùa xuân nối tiếp mùa xuân. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ta do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo kéo dài hơn 20 năm, trải qua nhiều gian khổ, hy sinh, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam đúng vào mùa Xuân năm 1975, đưa non sông thu về một mối. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong mùa xuân năm 1975 như một điểm hẹn lịch sử, là sự kết tinh của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, theo tư tưởng Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Từ đây, Tổ quốc sạch bóng ngoại xâm, cả nước đi lên xây dựng CNXH, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện CNH - HĐH, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng mỗi năm Tết đến, xuân về, toàn dân tộc ta vẫn rộn ràng niềm vui, niềm tự hào "Mừng Đảng, mừng Xuân”, tin tưởng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.


P.V (TH)


Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục