(HBĐT) - Sáng 18/3, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 5/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án "An ninh lương thực (ANLT) quốc gia đến năm 2020”. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư; Trịnh Đình Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh ta, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Hiện nay, đất nước ta phải thực hiện nhiệm vụ kép là chống dịch Covid-19 tốt, giữ ổn định đời sống nhân dân, nhịp độ sản xuất cũng như các hoạt động xã hội khác của đất nước. Chính vì vậy, ổn định ANLT là nhiệm vụ quan trọng trong bất cứ tình huống nào. Hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Đề án "ANLT quốc gia đến năm 2020”. Từ một quốc gia thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới, sản lượng đạt từ 5-7 triệu tấn/năm. Năm 2019, gạo Việt Nam được công nhận là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đời sống người dân được cải thiện...

Sau 10 năm thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó, diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha). Năm 2019, sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra là 41 - 43 triệu tấn) và xuất khẩu gạo đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn). 

Giai đoạn 2009 - 2019, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng 4,3 lần, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần xuống còn 1,8 lần. Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đạt 2,61% năm. Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha. Năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới…

Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên 525 kg/năm; sản lượng rau, quả tăng trưởng nhanh 80,5% từ 9,75 triệu tấn lên 17,6 triệu tấn; sản lượng trái cây tăng từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn. Xuất khẩu hàng nông sản được đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án còn 6 chỉ tiêu chưa đạt hoặc khó đạt, gồm 2 chỉ tiêu về sản xuất ngô; 1 chỉ tiêu về chăn nuôi; 3 chỉ tiêu về bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp như: công tác quản lý, quy hoạch đất trong nông nghiệp; tái cơ cấu kinh tế nông thôn…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: ANLT không chỉ là vấn đề trước mắt mà là chiến lược lâu dài, trong bất cứ hoàn cảnh nào cần phải đảm bảo đủ lương thực cho người dân. Cả nước phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng năm; cần gắn sự phát triển nông nghiệp với tái cơ cấu ngành kinh tế. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sản xuất lương thực phải đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ. Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Ngành Nông nghiệp cần ứng dụng KHKT, công nghệ cao vào sản xuất; phát triển nhóm thực phẩm hữu cơ; tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển nông nghiệp. 
       
Thu Thủy

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục