Sáng 16-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp tổng kết 10 năm thực hiện Thông báo số 245-TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Thống Nhất (TTXVN)

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, hai dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bô-xít thành a-lu-min, nguyên liệu chính để luyện nhôm ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Ðồng) và Nhân Cơ (Ðắk Nông) được khởi công vào năm 2008 và 2010. Ðược triển khai ở thời điểm có nhiều quan điểm khác nhau về khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên và giá a-lu-min trên thị trường thế giới xuống thấp, nhưng từ năm 2017, các nhà máy a-lu-min đã bắt đầu có lãi, sớm hơn một năm so kế hoạch. Nhờ sử dụng công nghệ Bayer hiện đại của thế giới, cho nên độ tinh khiết của a-lu-min đạt cao hơn thiết kế, tiêu hao năng lượng ngày càng ít hơn. Cả hai nhà máy này đều thực hiện đúng pháp luật về ngân sách, thuế và phí, đồng thời đã cơ bản trả xong vốn vay và lãi vay ngân hàng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu giá a-lu-min thế giới xuống thấp hơn từ 12% đến 17% thì cả hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

Theo báo cáo của Ban Cán sự đảng Bộ Công thương, các dự án thí điểm cơ bản đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bô-xít. Cả hai dự án cơ bản đáp ứng những yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ được nâng lên gấp ba lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác được thực hiện đúng yêu cầu. Chủ đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện bảo đảm cung cấp điện cho hai nhà máy. Qua hai dự án này, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất a-lu-min với nguồn nhân lực trẻ, đồng thời thu hút nhà đầu tư để bước đầu hình thành ngành công nghiệp a-lu-min và luyện nhôm ở Việt Nam. Một vấn đề quan trọng nữa là việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên và an ninh quốc gia, an toàn quốc phòng được bảo đảm. Thu nhập của người dân địa phương tăng cao, từ bình quân 17 triệu đồng/năm trước năm 2007 lên 65 triệu đồng/năm hiện nay.

Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá, sau 10 năm thực hiện thí điểm hai dự án khai thác và chế biến bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ đã cho thấy, đây là một chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước, mang lại hiệu quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên theo nguyên tắc khai thác hiệu quả tiềm năng để phát triển Tây Nguyên. Việc triển khai hai dự án thí điểm này cũng cho nhiều kinh nghiệm quý về chủ động trong truyền thông chính sách, phát huy trách nhiệm giải trình và vai trò giám sát của nhân dân. Bên cạnh đó là bài học về đánh giá đúng dựa trên cơ sở khoa học về tiềm năng và cung cầu thị trường của một số ngành. Từ kết quả này, cần tính đến kế hoạch, cũng như huy động các nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban Cán sự đảng Bộ Công thương tiếp thu ý kiến từ lãnh đạo các bộ, ngành, nhất là ý kiến của các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắk Nông để hoàn thiện báo cáo và thay mặt Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị. Trong báo cáo cần đánh giá toàn diện, có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030 vì trên thực tế, hai dự án thí điểm khai thác bô-xít và chế biến a-lu-min Tân Rai và Nhân Cơ đã có đóng góp nhất định cho kinh tế của đất nước, thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực luyện nhôm, từ đó thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, thiết bị và hóa chất phụ trợ. Các dự án này cũng có đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tây Nguyên những năm gần đây, tiền đề để tính tới việc mở rộng khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ tướng cũng yêu cầu, trong tương lai, nếu phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm trên cơ sở của hai nhà máy này, thì phải gắn với thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vì luyện nhôm thường phải có nhiều điện. Trong đó, cần huy động các doanh nghiệp tiềm lực ở nhiều thành phần khác tham gia đầu tư vào các dự án. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phát triển các phương thức vận tải ngoài đường bộ từ các nhà máy ở Tây Nguyên xuống các cảng biển, đi cùng với ứng dụng công nghệ mới để xử lý bùn đỏ. Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển bền vững ngành công nghiệp a-lu-min và luyện nhôm, phải đặc biệt quan tâm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây Nguyên, bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc ít người.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục