(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có dân số 60.143 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 76%, hầu hết lao động của huyện là lực lượng trẻ, có sức khỏe, ý thức kỷ luật lao động cao. Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện luôn xác định rõ phát triển nguồn nhân lực là cơ sở, tiền đề quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH - HĐH, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.



Lao động tại Công ty TNHH Nam Sơn (Yên Thủy) có tay nghề vững vàng, nghiêm túc trong chấp hành kỷ luật lao động.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Huyên cho biết: Để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những năm qua, UBND huyện đã xây dựng, thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện đề án được thành lập, do 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, thành viên là các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn. Hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT để triển khai thực hiện. Đồng thời, ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển ngành nghề, nhằm giúp người lao động có điều kiện vận dụng kiến thức học nghề, áp dụng nghề vào thực tiễn sản xuất. Bố trí ngân sách đào tạo nghề, đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề của huyện. Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, hỗ trợ một phần kinh phí cho các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tham gia các hội chợ thương mại để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương. Qua đó, góp phần khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, xây dựng NTM, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Trong 5 năm (2010-2015), số lao động qua đào tạo của huyện là 3.500 người, đạt 106% kế hoạch. Trong đó, Trung tâm GDNN-GDTX huyện phối hợp các đơn vị dạy nghề, doanh nghiệp mở 36 lớp đào tạo nghề, với hơn 868 LĐNT tham gia, gồm nghề sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa, lắp điện nội thất gia đình, thêu ren, dệt thổ cẩm, kỹ thuật trồng nấm, ngô ngọt, bí xanh, nuôi gà thả vườn, chăn nuôi dê. Giai đoạn 2016-2020, số lao động qua đào tạo của huyện là 4.267 người, đạt 106,6% kế hoạch.

Huyện đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm đối với LĐNT. Hàng năm, chú trọng công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề tại các xã, thị trấn. Tăng cường hoạt động thí điểm, nhân rộng mô hình dạy nghề như trồng cây ăn quả có múi, may công nghiệp, kỹ thuật trồng bí xanh, nuôi gà… Quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên, học viên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn những tồn tại, hạn chế… Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 ước đạt 50,2%. Trong đó, lao động qua đào tạo được cấp bằng và chứng chỉ đạt gần 30%. Trên 80% người lao động sau khi học nghề biết cách tiếp cận, vận dụng kiến thức KH-KT vào SX-KD, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo nhiều việc làm tại chỗ. Những lao động được nhận vào làm tại các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD đều được đánh giá có tác phong lao động nghiêm túc, tay nghề vững vàng, nhiều người được giao đảm đương các vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất.


Đức Phượng

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục