(HBĐT) - Chiều 10/1, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh ta về tình hình, nhiệm vụ công tác năm 2020; nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH trong thời gian tới. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí UVBCH T.Ư Đảng: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT; Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp... và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ta.

Tiếp, làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, phụ trách Đảng bộ tỉnh Hòa Bình; Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh; các Uỷ viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã thông tin nhanh tình hình KT - XH của tỉnh năm 2020 và kiến nghị, đề xuất với Chính phủ một số vấn đề như: Để chủ động cho các địa phương trong phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, làm cơ sở thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển KT - XH địa phương, đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép các tỉnh miền núi không phải áp dụng quy định tại Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ là: "Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%". Nhằm hình thành trục giao thông liên thông, giúp rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển theo hướng Hà Nội - TP Hòa Bình - huyện Kim Bôi, tăng cường khả năng kết nối, giao thương các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình -Phú Thọ với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia thông qua các tuyến đường hiện trạng đã được đầu tư xây dựng; đồng thời tạo điều kiện kết nối các xã vùng đặc thù, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có vị trí chiến lược của huyện Kim Bôi, đề nghị Thủ tướng quan tâm, hỗ trợ tỉnh đầu tư xây dựng công trình đường liên kết vùng Hòa Lạc - Hòa Bình đi huyện Kim Bôi. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân và hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đề nghị mở rộng từ 4-6 làn xe chạy đối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo quy hoạch bằng hình thức PPP có hỗ trợ từ ngân sách T.Ư, đồng thời giao cho tỉnh Hòa Bình là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh Hòa Bình khoảng 3.000 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư để đầu tư từ điểm đầu tuyến tại Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình đến điểm cuối tuyến tại nút giao IC2, quy hoạch tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu... Đồng thời, tiếp tục bố trí số vốn còn thiếu là 1.848 tỷ đồng của Dự án ổn định dân cư, phát triển KT - XH vùng hồ sông Đà giai đoạn 2009 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép kéo dài để tiếp tục thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2030...


Nhân dịp đón năm mới 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho tỉnh ta.

Những đề xuất, kiến nghị của tỉnh đã được lãnh đạo các bộ, ngành ghi nhận và làm rõ thêm với mục tiêu chung là đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế, tạo sự bứt phá cho Hòa Bình, từ đó tạo động lực phát triển cho cả vùng Tây Bắc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với tỉnh Hòa Bình. Đồng chí chia sẻ: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã nỗ lực, thống nhất trong lãnh đạo, điều hành để thúc đẩy KT - XH phát triển; ANTT được giữ vững; đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh so với vùng Tây Bắc. Định hướng thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy lợi thế vùng Thủ đô để kinh tế phát triển đạt mức trung bình của cả nước. Phương châm của tỉnh là phát triển xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Theo đó, tỉnh xác định lấy nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp có sự đột phá, du lịch là mũi nhọn. Tỉnh đã đề ra 4 khâu đột phá chiến lược và 11 nhiệm vụ trọng tâm đã thực hiện mục tiêu phát triển.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời thăm hỏi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chúc Đảng bộ, chính quyền tỉnh bước sang năm 2021 và nhiệm kỳ mới gặt hái được nhiều thành công, thắng lợi toàn diện.

Thủ tướng nhấn mạnh: Người xưa có câu: "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" thì Hòa Bình đang có những lợi thế này, khi là 1 trong 9 tỉnh vùng Thủ đô, rất thuận lợi về giao thông và là vùng đất trù phú, hấp dẫn, đó là tiềm năng, thế mạnh lớn của tỉnh trong giao thương với Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là vùng đất anh hùng, đóng góp nhiều sức người, sức của trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình có nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên mạnh mẽ.

Ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển KT - XH của tỉnh, song, Thủ tướng đã chỉ ra những hạn chế như: Hòa Bình chưa thực sự khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao còn ít; du lịch phát triển chưa tương xứng; quy hoạch chưa đồng bộ; giải phóng mặt bằng khó khăn, kéo dài; chưa có dự án lớn làm động lực cho sự phát triển; Chỉ số CCHC, Chỉ số PCI còn ở mức trung bình trong cả nước... Đề nghị tỉnh và các sở, ngành, địa phương phải nhìn thẳng vào thực tế để khắc phục hạn chế. Trong thời gian tới, tỉnh cần phát huy tốt hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, vận dụng nhiều nguồn lực để phát triển mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh: Tỉnh Hòa Bình có truyền thống vượt qua khó khăn, thử thách. Truyền thống này cần được phát huy trong giai đoạn hiện nay. Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chương trình hành động cụ thể cho từng ngành, từng huyện, thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, đảm bảo yêu cầu phát triển, trong đó, thực hiện tốt quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, quy hoạch đất đai, dịch vụ, du lịch, quy hoạch tài nguyên nước, phòng, chống thiên tai... Tỉnh cũng cần đặc biệt coi trọng quy hoạch sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm đặc trưng, chất lượng hơn và đưa công nghiệp phát triển là khâu đột phá, đặt mục tiêu phát triển xanh. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, khai thác trên đường vành đai 5, Thủ đô Hà Nội để phát triển; chú trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Mong muốn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc.

Thủ tướng cũng đề nghị, tỉnh không được chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19, bởi nếu Hòa Bình có ca trong cộng đồng thì sẽ rất nguy hiểm tới Thủ đô Hà Nội.

Những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành xem xét, giải quyết phù hợp với phương châm là tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển.

  

Hoàng Nga

Các tin khác


Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành

Sáng 29/3, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Đại hội Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/3, Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, ngày 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục