(HBĐT) - Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 - 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên, thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự đại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế.


Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Từ cuối những năm 1970 trở đi, tình hình KT-XH ở Liên Xô và các nước Đông Âu gặp nhiều khó khăn, việc duy trì sự ủng hộ, viện trợ vật chất đối với các nước bên ngoài ngày càng hạn chế. Các nhà lãnh đạo Liên Xô tìm cách thương lượng với Mỹ giảm dần cuộc chạy đua vũ trang.

Giữa thập niên 70, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, thành lập tháng 8/1967) có nhiều hoạt động tăng cường thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên, tạo sự ảnh hưởng và uy tín trong khu vực.

Lực lượng Khơme Đỏ lên cầm quyền ở Campuchia sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4/1974) phản bội cách mạng, được một số thế lực bên ngoài ủng hộ, thực hiện tàn sát nhân dân trong nước, thi hành chính sách đối ngoại thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, mở ra thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam: Thời kỳ đất nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.

Cuộc Tổng tuyển cử (tháng 4/1976) bầu ra Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội đã ra những quyết định lịch sử về quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca, xác lập hệ thống bộ máy nhà nước.

Ðại hội nghe báo cáo chính trị của BCH T.Ư Ðảng; báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980); báo cáo tổng kết công tác xây dựng Ðảng và sửa đổi Ðiều lệ Ðảng.

Các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ IV đã đánh giá, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.

Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới ở nước ta là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của Nhân dân lao động; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980): Phát triển và cải tạo kinh tế; phát triển khoa học - kỹ thuật; đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa, xây dựng, phát triển nền văn hóa mới; tăng cường Nhà nước XHCN, phát huy vai trò của các đoàn thể, làm tốt công tác quần chúng; nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Đại hội thông qua: Nghị quyết đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Bổ sung Điều lệ của Đảng, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất, quy định nhiệm kỳ của BCH T.Ư là 5 năm.

Đại hội bầu BCH T.Ư khóa mới gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

(Còn nữa)


P.V (TH)


Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục