(HBĐT) - "Từ 6.822 thửa ruộng nhỏ lẻ, xã đã tiến hành dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT), hiện số thửa giảm còn 2.580 thửa; 13/14 xóm DĐ, ĐT. Sau khi dồn đổi đã hình thành những thửa ruộng có diện tích lớn nhất là 5.800 m2, nhỏ nhất 720 m2. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hình thành vùng chuyên canh cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao.


Thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, xã Yên Trị (Yên Thủy) tiến hành dồn điền, đổi thửa, xây dựng vùng trồng khoai sọ hơn 31 ha.

Để Nhân dân đồng thuận DĐ, ĐT, điều quan trọng nhất là phải thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở; tất cả mọi việc dân đều phải được biết, được tham gia ý kiến, được quyền biểu quyết thông qua”. Đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Thị Diện, Phó  Bí thư TT Đảng ủy xã về thành công trong việc DĐ, ĐT trên địa bàn xã Yên Trị (Yên Thuỷ) thời gian qua.

Năm 2021 được xác định là năm đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở, do đó chính quyền cấp huyện, cấp xã của huyện Yên Thủy đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để vấn đề QCDC ở cơ sở đi vào thực chất. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở được gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị như: Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Bình, Chủ tịch UBMTTQ huyện, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy cho biết: Việc thực hiện QCDC ở các xã, thị trấn được thực hiện nền nếp, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Những nội dung của Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11 được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Các xã, thị trấn đã thực hiện tốt việc công khai các nội dung với nhiều hình thức như: Niêm yết tại trụ sở UBND, các hội nghị, cuộc tiếp xúc cử tri, trên hệ thống loa truyền thanh, các cuộc họp khu phố, xóm để Nhân dân được biết, bàn và quyết định trực tiếp như: Xây dựng quy ước, hương ước, xét chọn gia đình văn hóa, bình xét hộ nghèo… được các xã, thị trấn thực hiện tốt. UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm việc cải cách hành chính, thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông. Đến nay, 100% xã thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông. 100% xóm, khu phố đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước của thôn, xóm, tổ dân phố. 
Việc tổ chức đối thoại trực tiếp của cấp ủy, chính quyền với Nhân dân được các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện tốt, nội dung các cuộc tiếp xúc, đối thoại tập trung vào những vấn đề nổi cộm như giải phóng mặt bằng, xử lý rác thải. Đến nay, các xã, thị trấn đã tổ chức được 7 cuộc (xã Ngọc Lương 2 cuộc, các xã: Đoàn Kết, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Hưng và thị trấn Hàng Trạm mỗi đơn vị 1 cuộc). Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền thực hiện nghiêm túc. 100% xã, thị trấn ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân. 

Về xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả đạt được đã góp phần thiết thực vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương. Số xã đạt chuẩn NTM trong toàn huyện là 5 xã (Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Đoàn Kết, Lạc Thịnh); 3 xã đạt NTM nâng cao; 11 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 64 vườn mẫu. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được củng cố, kiện toàn, hoạt động đúng theo quy định. Hiện nay có 11 Ban thanh tra nhân dân; 11 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. 

Việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Năm 2021, huyện sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất và Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản thành Ban Quản lý dự án xây dựng và phát triển quỹ đất huyện, đến nay việc sáp nhập các cơ quan, đơn vị đã giảm được 13 vị trí lãnh đạo. Các cơ quan, đơn vị công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính; nối mạng internet phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời tổ chức được các cuộc tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Qua tiếp xúc, đối thoại, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nắm bắt và giải quyết kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, công chức, củng cố niềm tin, xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, dân chủ.

Dương Liễu

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục