(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ lên Hoà Bình - Tây Bắc và xuống đồng bằng Liên khu 3, huyện Yên Thuỷ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, núi rừng Yên Thuỷ đã trở thành công sự thiên nhiên vững chắc, che chắn, bảo vệ cho hàng vạn cán bộ, bộ đội, dân công. Những ngày tháng 4 lịch sử này, chúng tôi về thăm Yên Thủy. Ngồi dưới chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, qua câu chuyện của các cụ cao niên, tinh thần chống Mỹ sục sôi như dần sống dậy đầy nhiệt huyết.


Các hộ dân xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên đỉnh núi cao vút kia là xác máy bay Mỹ. Nơi đây, ngày 17/5/1965 đã xảy ra một sự kiện lịch sử mà những người dân xã Phú Lai không giấu niềm tự hào mỗi khi nhớ lại. Theo lịch sử ghi chép lại, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 17/5/1965 có 4 chiếc máy bay Mỹ bay đến trận địa xóm Tân, trong đó có 1 chiếc đã bị dân quân bắn cháy. Chiếc máy bay bị cháy đã đâm vào khu vực đỉnh núi Táy Nứa (thuộc dãy Trường Sơn). Theo quan sát của lực lượng dân quân, có một tên phi công đã nhảy dù ra khỏi máy bay. Trước tình hình đó, cụ Te đã tập hợp lực lượng dân quân và Nhân dân trong xã chia thành các mũi truy lùng. Cuộc truy lùng diễn ra từ khoảng 12 - 17 giờ thì bắt được tên phi công Nguyễn Nhật Chiêu. Khám xét trên người hắn có giấy giới thiệu, tư trang mang theo gồm 1 cái dù, 1 khẩu súng trong có 6 viên đạn, 1 chiếc thuyền phao và 1 con dao trinh sát. Lúc này, sức khoẻ tên giặc lái rất yếu, đói lả, quần áo ướt và rách tả tơi. Với tinh thần nhân đạo, dân quân và Nhân dân trong xã không hề đánh đập. Tên phi công được giải về Ban Chỉ huy tác chiến của xã, cho ăn uống đầy đủ và mặc một bộ quần áo dân tộc của đàn ông Mường. Sau đó, Ban Chỉ huy tác chiến xã Phú Lai đã mời Ban Chỉ huy tác chiến huyện về nhận bàn giao tên lính dù. Những dân quân, Nhân dân trực tiếp tham gia truy bắt tên phi công Nguyễn Nhật Chiêu cũng được đón lên huyện mừng thắng lợi. Chiến công lịch sử này là nguồn động viên tinh thần rất lớn để nhân dân huyện Yên Thuỷ tập trung thi đua xây dựng CNXH và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1964 - 1975.

Cùng với cả nước, Nhân dân Yên Thuỷ đã nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất, góp phần cùng quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của giặc Mỹ (1969 -  1972), xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến lớn góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975). Trong kháng chiến chống Mỹ, Nhân dân Yên Thuỷ đã đóng góp cho chiến trường 3.800 tấn lương thực, 1.100 tấn thực phẩm, gần 700 tấn đậu tương, 400 tấn lạc và gần 600 tấn thuốc lá đối lưu. Đào đắp trên 18.000 hầm, hố cá nhân, hơn 80.000m giao thông hào phòng tránh máy bay, huy động hơn 634.000 ngày công phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Từ năm 1954 - 1975, Yên Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc 26 đợt tuyển quân với 1.718 người con ưu tú của quê hương lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chung của đất nước.

 Hoà bình lập lại, phát huy truyền thống bất khuất, anh hùng, Nhân dân Yên Thuỷ nhanh chóng bắt tay vào khôi phục quê hương, thi đua lao động sản xuất, chăm lo sự nghiệp văn hoá,  giáo dục,  y tế. Cán bộ và nhân dân Yên Thuỷ đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi trên tất cả các lĩnh vực. 

Hiện nay, kinh tế Yên Thuỷ đạt mức tăng trưởng khá; văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy cho biết: Phát huy truyền thống anh hùng thời chiến, Nhân dân Yên Thủy đã có nhiều nỗ lực để phát triển KT – XH, xây dựng quê hương giàu đẹp trong thời bình. Với quyết tâm tiếp tục vượt lên khó khăn, đưa KT-XH phát triển, huyện đặt mục tiêu đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Hiện, huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đến cuối năm 2022, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt 13,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 127,5 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 20%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%/năm.

 Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Báo Hòa Bình tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích

Ngày 24/5, Báo Hoà Bình tổ chức tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích.

Huyện Yên Thủy: Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”

Thực hiện phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thủy đã triển khai thực hiện đồng bộ, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đến xây dựng các mô hình điểm, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình, tạo ra những nhân tố, mô hình thi đua mới với cách làm sáng tạo, hiệu quả, thực sự trở thành động lực quan trọng khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Hội.

Giám sát việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND

Chiều 23/5, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội làm trưởng đoàn đã giám sát việc tổ chức hoạt động và thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện (CTXHTN) trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND, ngày 4/8/2016 của HĐND tỉnh. Dự buổi giám sát có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc thành phố Hòa Bình nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 22 - 23/5, Ủy ban MTTQ TP Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có 220 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân TP Hòa Bình. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục