(HBĐT) - Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, triển khai nghiêm túc kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.


Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Ảnh chụp tại Đại hội TDTT tỉnh năm 2022.

Tỉnh đề ra mục tiêu thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm cho giá trị của các DSVH thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội; mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm  bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế; hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng nhân cách con người Hòa Bình phát triển toàn diện. Khai thác, phát huy có hiệu quả DSVH các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH.

Trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa toàn diện. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước được nâng lên. Tỉnh đã dành nguồn lực đầu tư lĩnh vực VH-TT&DL. Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, ngành đẩy mạnh, nhất là cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế. Hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa tại địa phương được xác định là hướng đi chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại, thúc đẩy tiềm năng kinh tế của địa phương.

Bên cạnh đó, các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện các tiêu chí "Gia đình văn hóa”, "Làng văn hóa”, "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh dần đi vào chiều sâu. Các địa phương đã chú trọng nhân rộng gia đình văn hóa, xóm, bản, KDC văn hóa trợ giúp lẫn nhau, thắm đượm tình làng nghĩa xóm, thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, không có TNXH; tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, chống hủ tục lạc hậu và các hình thức mê tín dị đoan trong sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Đặc biệt, một số địa phương đã xây dựng các mô hình tổ liên gia tự quản, ngõ tự quản, đoạn đường tự quản, "ổ nhà” tự quản, dòng họ tự quản... hoạt động hiệu quả; triển khai mạnh mẽ phong trào "Xây dựng khu phố văn hóa, tiêu biểu về văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử nơi công cộng”.

Cùng với đó, tỉnh quan tâm lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục truyền thống và tri thức dân gian của các dân tộc, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Nhiều giá trị vật thể, phi vật thể được bảo tồn và phát triển. Tỉnh đang xây dựng bộ hồ sơ quốc gia DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách DSVH phi vật thể bảo vệ khẩn cấp. Nhiều sự kiện văn hóa thể thao, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư được tổ chức đem lại hình ảnh mới về Hòa Bình giàu bản sắc, lan tỏa, hội nhập, xây dựng con người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ. 

Để cụ thể hóa chủ trương, tư tưởng của Đảng và Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và mỗi người dân tiếp tục kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa. Phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để Đảng và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Linh Trang


Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục