(HBĐT) - Trong mỗi giai đoạn phát triển, yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) khác nhau và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đảm bảo ANTT góp phần xây dựng xã hội ổn định, người dân, doanh nghiệp (DN) sống và làm việc trong môi trường hòa bình, an toàn, đổi mới, sáng tạo. Trong những năm qua, Công an tỉnh xác định, chỉ khi xây dựng địa bàn thật sự trong sạch, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội thì khi đó, người dân, DN mới có "đất lành” để phát triển.


Đoàn thanh niên Công an tỉnh giúp người dân xã Hang Kia (Mai Châu) sửa sang nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống.

Giảm tội phạm - chỉ đạo mang tính nhân văn sâu sắc

Nói về chỉ tiêu đảm bảo ANTT hàng năm, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh đánh giá: Trong các chỉ tiêu Bộ Công an giao cho địa phương, chỉ tiêu giảm tội phạm hình sự là chỉ tiêu khó nhất và quan trọng nhất. Bởi khi tội phạm giảm sẽ không phát sinh tội phạm mới, giảm người tù tội, giảm gánh nặng cho ngân sách. Giảm tội phạm là chỉ đạo mang tính nhân văn sâu sắc, tạo môi trường an toàn, xã hội công bằng, văn minh, từ đó thúc đẩy phát triển. Để cụ thể hóa mục tiêu đó, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo nhiều giải pháp đột phá, trong đó tập trung các giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ, kết hợp phòng ngừa xã hội, xây dựng mạng lưới ANTT rộng khắp và từ cơ sở. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp công tác quản lý hành chính, phát động phong trào tại các địa bàn, tập trung vào các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Trong đó tập trung các vấn đề phức tạp, gây bức xúc như: đấu tranh với tội phạm có tổ chức, hoạt động theo ổ nhóm, lưu động, liên tuyến, liên tỉnh; tội phạm "núp bóng” DN, hoạt động đan xen giữa hình sự, kinh tế, ma túy; tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích, xâm hại trẻ em, mua bán người...

Bên cạnh đó, Công an tỉnh đổi mới phương thức phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; lấy người dân là trung tâm trong tổ chức phong trào. Người dân vừa là lực lượng lãnh đạo, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở. "Chỉ khi người dân ủng hộ, giúp đỡ thì lực lượng công an mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” - Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết thêm.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực qua từng năm. So với cách đây 10 năm, hiện nay, tội phạm hình sự giảm 25,6%, một số loại tội phạm có tỷ lệ giảm sâu như: giết người giảm 7,8%, cố ý gây thương tích giảm 10,2%, cướp tài sản giảm 5,3%, trộm cắp tài sản giảm 4,3%. Về cơ cấu tội phạm, tội phạm xảy ra ở vùng nông thôn giảm 8,9%, thành thị giảm 7,8%, tội phạm ở tuổi vị thành niên giảm 12,8%, tội phạm là nữ giảm 15,8%. Theo đánh giá của Phòng Tham mưu (Công an tỉnh), nguyên nhân giảm tội phạm chủ yếu do nhận thức của người dân nâng cao; các giải pháp phòng ngừa tội phạm phát huy hiệu quả; phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng; đời sống người dân được nâng cao...

Theo Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), để giảm tội phạm bền vững cần có những giải pháp chiến lược và đột phá. Trong đó, việc chủ động phát hiện tội phạm từ sớm, từ xa, từ cơ sở mang tính quyết định, tiếp tục củng cố các mô hình, tổ chức tự quản do người dân làm chủ. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT.

Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp

Mặc dù là địa phương cửa ngõ Tây Bắc, tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế trọng điểm và Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, KT-XH của tỉnh còn chậm phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng sâu. Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, song theo Thượng tá Đinh Quốc Trình, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh), nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), hoạt động đầu tư của các DN, tập đoàn kinh tế lớn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Các DN địa phương hầu hết quy mô nhỏ. Một nguyên nhân quan trọng đó là các sai phạm liên quan đến kinh tế, tham nhũng diễn biến khá phức tạp. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng kẽ hở trong quản lý tài sản công nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, bức xúc trong dư luận Nhân dân. Quy mô các vụ án kinh tế, tham nhũng bị phát hiện được dư luận rất quan tâm thể hiện ở một số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, nhiều vụ án tham nhũng gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng... Đây chính là một trong những "nút thắt” cần các giải pháp quyết liệt để tháo gỡ, củng cố niềm tin của DN khi lựa chọn đầu tư vào tỉnh.

Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại... đã góp phần ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc phức tạp, gây bức xúc dư luận. Trong 10 năm qua, lực lượng cảnh sát kinh tế đã tập trung xử lý 73 vụ tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; thu hồi cho Nhà nước trên 5 tỷ đồng. Trong đó có 13 vụ buôn bán lâm sản trái phép, 37 vụ khai thác khoáng sản trái phép, 57 vụ gian lận thương mại. So với giai đoạn trước, phát hiện nhiều hơn 19 vụ và gần 800 triệu đồng. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm đạt 100%. Đáng chú ý, số vụ việc phải khởi tố có 12 vụ, gây thiệt hại trên 6 tỷ đồng, có sự thông đồng, móc ngoặc của cán bộ Nhà nước với bên ngoài. Nhiều vụ khởi tố liên quan đến lãnh đạo chính quyền các cấp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Cùng với đó, lực lượng công an các cấp chủ động, quyết liệt triển khai Đề án 06/CP với mục tiêu đến cuối năm 2023, cơ bản người dân, DN được cấp số định danh, xác thực điện tử kết nối dịch vụ công quốc gia. Thực hiện tích hợp 983 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên Cổng dịch vụ công tỉnh, cung cấp 621 DVCTT mức độ 3, 1.002 DVCTT mức độ 4 đối với 40 thủ tục hành chính ở các lĩnh vực: xuất nhập cảnh, cấp và quản lý căn cước công dân, đăng ký quản lý con dấu, phòng cháy chữa cháy, đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Cung cấp DVCTT mức độ 3 đối với 22 thủ tục hành chính ở các lĩnh vực: cấp và quản lý căn cước công dân, đăng ký và quản lý phương tiện giao thông đường bộ, phòng cháy chữa cháy.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, lực lượng Công an tỉnh đã và đang nỗ lực đảm bảo ANTT, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để góp phần tạo thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương. 


Như Hùng (Công an tỉnh)

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục