(HBĐT) - Cho đến nay, trong ký ức của biết bao người còn khắc sâu những kỷ niệm về một thời tình cảm keo sơn gắn bó, bền chặt giữa tỉnh Hòa Bình và Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) về một thời hào hùng, chia lửa cùng cả nước hướng về miền Nam ruột thịt cho ngày thống nhất non sông. Cách đây 63 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Bác Hồ tại Nghị quyết số 15 của BCH T.Ư Đảng khóa II về việc các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam, ngày 3/4/1960, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định.



Nhân dân Lương Sơn (Hòa Bình) tiễn con em vào Nam chiến đấu (Ảnh tư liệu)

Từ đây, cùng cả nước, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những hành động thiết thực, cụ thể hưởng ứng các phong trào hướng về miền Nam ruột thịt, vì Gia Định thân yêu. Lớp lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình theo tiếng gọi của Đảng hăng hái xung phong lên đường, không tiếc máu xương vì ngày độc lập của cả dân tộc. Phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định kết nghĩa với khẩu hiệu: "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”, "Dù cho khe suối có cạn, cây rừng Hòa Bình hết lá thì các dân tộc Hòa Bình vẫn nguyện giữ trọn lòng son sắt với quân dân Gia Định anh em”.

Trong giai đoạn lịch sử ấy, được lên đường chiến đấu, kề vai, sát cánh cùng đồng bào, chiến sỹ miền Nam, đồng bào, chiến sỹ Gia Định là khát vọng và lý tưởng cao đẹp của thanh niên Hòa Bình. Những thanh niên từ các bản làng tòng quân hội tụ dưới bóng rừng ở Ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) mang tên Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III (phiên hiệu 494). Tiểu đoàn II chiến đấu ở chiến trường B2 miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn III chiến đấu ở chiến trường B4, B5, suốt một dải đất miền Trung nắng gió, đạn lửa... Đã có trên 100 bà mẹ, người vợ chích tay lấy máu viết đơn xin cho chồng, con đi chiến đấu. Từ năm 1965 - 1968, tỉnh Hòa Bình có hơn 1 vạn thanh niên vượt ngàn dặm Trường Sơn vào chi viện chiến trường miền Nam, lập nên những chiến công anh dũng. Nhiều người con Hòa Bình đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vì miền Nam, vì Gia Định, đồng bào các dân tộc Hoà Bình nơi hậu phương luôn vững "tay cày, tay súng” hăng say sản xuất và chiến đấu. Mỗi miền quê Hòa Bình đều hăng hái thi đua lao động sản xuất chi viện cho tiền tuyến. Nhiều điển hình xuất hiện trong phong trào "Vì Gia Định thân yêu”. HTX Thịnh Lang (TP Hòa Bình) phát động đợt thi đua đào đắp "mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ đạt 5 tấn thóc/năm; huyện Mai Châu phát động trồng cây, gây rừng tạo màu xanh cho quê hương... Trong hoạt động, các mặt công tác, tên Hòa Bình - Gia Định in sâu trong lòng mọi người, cổ vũ thêm sức mạnh cho tinh thần sản xuất, chiến đấu. Vụ mùa Hòa Bình - Gia Định, xưởng cưa Hoóc Môn, đập nước, vườn cây, trường học, tủ sách, nhà máy, đường sá đều mang tên Hòa Bình - Gia Định.

Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi một thắng lợi của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam càng cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc. Các trận địa phòng không kiên cường lập công như sự đáp lời với những chiến công của chiến sỹ nơi tiền phương. Hình ảnh bà Hồ Thị Bi, nữ đại biểu Quốc hội được Nhân dân tỉnh Hoà Bình bầu với trên 90% phiếu bầu; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình thăm, trồng cây lưu niệm tại xã Bình Sơn (Kim Bôi) vẫn còn in đậm trong tâm trí cán bộ và Nhân dân trong tỉnh. Cùng với Thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu 3 và nhiều cán bộ, chiến sỹ Gia Định khác như sứ giả của đồng bào Gia Định hiện hữu trên đất Hoà Bình mến khách, thủy chung, son sắt...

Năm 1969, tỉnh Hòa Bình vinh dự được T.Ư chọn để xây dựng cơ sở Trường cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Tháng 11/1972, thành lập Trường học sinh dân tộc miền Nam số 11, đặt cơ sở tại huyện Tân Lạc quy mô trên 1.000 học sinh. Những người con quê hương Gia Định khi ra Hòa Bình học tập, công tác nhận được sự đùm bọc thắm tình ruột thịt và coi Hòa Bình là quê hương thứ hai của mình.  Những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt tình nghĩa keo sơn giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh… Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo đà phát triển cho tương lai.


Chung Lê

Các tin khác


Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xây dựng Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc vững mạnh toàn diện

Nhờ chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế là nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận an ninh, trật tự từ cơ sở, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục