Sáng 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Dự hội nghị có lãnh đạo HĐND tỉnh, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và một số ban, ngành.
Toàn cảnh hội nghị.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Trong đó, tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 10, khoản 1; Điều 84, Điều 110, khoản 2; Điều 111, khoản 2; Điều 112, khoản 1; Điều 114, khoản 2; Điều 115, bám sát chủ trương và định hướng về phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đóng góp 8 ý kiến nhằm làm rõ vai trò, cơ chế hoạt động và mối quan hệ của MTTQ trong hệ thống chính trị; đánh giá tính khả thi của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; góp ý vào các điều khoản về tổ chức bộ máy, điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành của nghị quyết. Theo các đại biểu, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là cần thiết, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của đại biểu. Các ý kiến sẽ được Ủy ban MTTQ tỉnh tổng hợp, báo cáo về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chuyển đến Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp thu và hoàn thiện, đảm bảo Hiến pháp sửa đổi thực sự là kết tinh trí tuệ, ý chí và nguyện vọng của toàn dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Hoàng Anh
Hà Nội rực rỡ sắc màu tuổi thơ những ngày giữa tháng Năm khi 500 đại biểu xuất sắc đại diện cho 15,9 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng từ khắp mọi miền đất nước về hội tụ, tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025.
Thảo luận tại hội trường chiều 14/5 về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, do điều kiện ngân sách hạn chế nên chính sách thu hút người tài ở các tỉnh miền núi vẫn chưa tạo đột phá trong việc giữ chân cán bộ, công chức ở lại cống hiến. Do đó, đối với địa bàn khó khăn nên có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện.
Ngày 14/5, Đảng uỷ Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016 - 2025). Đại tá Triệu Kim Thắng, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.
Là xã đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Đảng bộ xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn chú trọng công tác xây dựng Đảng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Sáng 13/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành và các Ban của HĐND tỉnh.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.