Lớp mẫu giáo của các cháu học sinh mần non Bưa Rồng

Lớp mẫu giáo của các cháu học sinh mần non Bưa Rồng

(HBĐT) - Bưa Rồng vốn là tên cũ của một thung lũng nhỏ thuộc xóm Dưng xã Hiền Lương, một trong 15 xã vùng lòng hồ Hòa Bình của huyện Đà Bắc. Thực hiện chủ trương di dãn dân, Ban quản lý dự án ổn định dân cư vùng lòng hồ Hòa Bình (Dự án 472) đã đầu tư xây hệ thống điện, đường, nước sinh hoạt và mặt bằng đất ở cho các hộ dân thuộc 2 xã Hiền Lương, Toàn Sơn định cư ổn định đời sống.

 

Hiện tại, Bưa Rồng có khoảng 40 hộ, hơn 160 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc là Mường và Dao. Đa số các hộ về nơi ở mới từ đầu năm 2009 và chủ yếu là những cặp vợ chồng trẻ mới tách hộ, kinh tế còn rất nhiều khó khăn.

 

Mặc dù xe ô tô có thể đến được trung tâm khu dân cư, nhưng cũng phải là loại xe gầm cao mới đi được, vì nhiều năm qua toàn tuyến không được duy tu bảo dưỡng nên đã xuống cấp nghiêm trọng việc đi lại rất khó khăn.

 

Hệ thống điện ở đây được xây dựng khá quy mô và ổn định, nhưng cũng chủ yếu phục vụ ánh sáng cho sinh hoạt vì tỷ lệ hộ có vô tuyến chiếm chưa đầy 10%. Là nơi ở mới được Nhà nước đầu tư san ủi mặt bằng diện tích đất ở giữa vùng đồi rừng bạt ngàn, nhưng các hộ dân ở đây xây dựng nhà ở san sát chẳng khác gì khu đô thị liền kề giữa lòng thành phố. Chị Bùi Thị Thuý, chủ hộ một gia đình cho biết: “Hộ nào rộng nhất cũng chỉ được 360m2, ở nông thôn như vậy là quá trật trội. Đất ở của đa số các hộ đất đều sát vào ta luy đồi nên chỉ làm được nhà ở không thể làm được chuồng trại chăn nuôi và công trình vệ sinh. Vì vậy, 4 – 5 hộ làm chung một nhà tiêu. Gọi nhà tiêu, nhưng cũng chỉ là vách nứa, đào hố, bắc cầu bằng gỗ hoặc tre rất mất vệ sinh, nên đa số khi có “Nhu cầu” là đi ra đồi ra nương”.

 

Đã về nơi ở mới hơn 1 năm nhưng khu Bưa Rồng chưa có y tế thôn bản. Điều kiện ăn ở chật chội, mất vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt đã phát sinh nhiệu loại bệnh tật, nhất là đối với trẻ em. Chị Bùi Thị Cúc bức xúc nói: “Từ đây đến trạm y tế xã cũng mất gần 15 km đường mòn mà xe máy cũng không đi được nên mỗi khi ốm đau, sinh nở là cả một vấn đề. Chúng tôi rất mong xã, huyện bố trí cho một cán bộ y tế thôn bản để hướng dẫn, giúp đỡ người dân về phòng chống dịch bệnh và chữa bệnh tại chỗ”.

 

Việc đi học của học sinh ở Bưa Rồng cũng khá nan giải. các cháu học sinh Tiểu học có trường lớp khang trang, nhưng lớp học của 16 cháu học sinh mầm non chỉ là hai túp lều chưa đầy 12m2 vách nứa, mái lợp Proixi măng được dựng trên diện tích đất mượn của 2 hộ chưa chuyển đến. Trong lớp chỉ có 1 chiếc bảng gỗ nhỏ, vài ba bộ bàn ghế, mấy bức tranh, vài thứ đồ chơi, không có nhà vệ sinh, không có chỗ rửa tay… Cô giáo Hà Thị Lý trăn trở: “Em là giáo viên hợp đồng, nhà cách đây 15 km, thu nhập một tháng 700.000 đồng, tiền xăng đã hết 300.000 đồng, nhưng yêu nghề, mến trẻ, em vẫn ngày ngày ra lớp. Hoàn cảnh các cháu học sinh ở đây thương lắm, nhà lớp học do các hộ dân tự đóng góp xây dựng nên tạm bợ, lụp xụm, chật chội, nằng thì nóng, mưa thì rột. Hôm nào mưa to, gió lớn đành phải nghỉ học để đảm bảo an toàn. Với điều kiện cơ sở vật chất như thế, dù cố gắng đến mấy, nhiệt tình đến mấy cũng không ai dám nói đến chất lượng dạy và học được như thế nào”.

 

Là khu dân cư mới nên Bưa Rồng chưa có chính quyền và các tổ chức đoàn thể, vì vậy muốn tìm hiểu, chúng tôi tự tìm đến các hộ dân để thu thập thập tư liệu. Dù còn nghèo khó nhưng những người dân ở đây rất cởi mở và hiếu khách. Dẫn chúng tôi vào căn nhà diện tích chừng 20 m2 nền đất, vách nứa, mái gianh vừa ở vừa là bếp, chị Đinh Thị Trọng tâm sự: “cả 2 vợ chồng, 2 đứa con em nằm chung trên cái sạp này. Mưa to thì sang trú nhờ hàng xóm. Chỗ ăn, chỗ ở đã đành, nhưng đất sản xuất ở đây cũng quá ít. Bình quân mỗi khẩu được 500 m2 nương, nếu mưa thuận, gió hòa, có tiền mua phân bón thì mỗi năm cũng chỉ thu hoạch được khoảng 1 tấn ngô (Tương ứng với 2,5 triệu đồng/năm). Nên hàng ngày phải vào rừng để hái măng, chặt chít mang ra chợ bán mới tạm đủ sống. Thời gian còn lại thì đi tìm việc để làm thuê. Đất vườn cũng có, nhưng nước ăn hàng ngày không đủ thì lấy đâu ra nước tưới mà trồng rau”.

 

Khó khăn lớn nhất của các hộ dân ở Bưa Rồng là nước sinh hoạt, chị Bùi Thị Cúc cho biết thêm: “Dự án 472 có đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt, gồm bể đầu nguồn và 1 bể chứa ở trường tiểu học, 4 bể chứa và nhà tắm ở khu dân cư nhưng đường ống dẫn nước đã bị hỏng, nên các bể chứa và nhà tắm ở khu dân cư không sử dụng được, giờ thành chỗ phơi ngô, phơi sắn. Để có nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, các hộ tự mua đường ống nhựa dẫn từ bể đầu nguồn về. Nguồn nước nhỏ, nên chỉ vì tranh nhau nước mà mâu thuẫn, xô xát thường xuyên phát sinh dẫn đến tình làng, nghĩa xóm căng thẳng, sứt mẻ. Nhà nào khá giả thì tự xây bể, nghèo khó thì mua thùng phi, khó khăn hơn thì tích trữ nước vào xô, chậu. Thật là khó khăn đủ bề”

 

Di dãn dân là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nhưng việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và đảm bảo chất lượng các hạng mục phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân ở Bưa Rồng đã bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Nhà nước đã đầu tư để san ủi mặt bằng, xây dựng hệ thống điện, đường, trường, nước sinh hoạt nhưng người dân về nơi ở mới vẫn nặng nề, bức xúc. Bao giờ những tồn tại hạn chế đó được khắc phục, xin nhường câu trả lời cho Ban Quản lý dự án 472 và UBND huyện Đà Bắc. 

 

                                                                                   Đức Phượng

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục