Từ ngày 1-6-2010 sẽ diễn ra cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, in-tơ-nét và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010. Ðây là cuộc điều tra có quy mô lớn đầu tiên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Cuộc điều tra sẽ kết thúc vào ngày 30-6 và dự kiến kết quả điều tra sẽ được công bố vào tháng 8-2010. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra đã hoàn tất.

 
Cuộc điều tra nhằm thu thập các thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về điện thoại, in-tơ-nét và nghe - nhìn ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng các chương trình, dự án về phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT), góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các vùng, miền trên cả nước... Các số liệu, thông tin điều tra cũng sẽ phục vụ nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển TT&TT của Ðảng và Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020...


Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Ðức Lai cho biết, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, hạ tầng viễn thông, thông tin nước ta phát triển rất nhanh với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích được cung cấp tới người dân.  Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm 2011, ngành TT&TT sẽ phát triển theo chiều sâu, bền vững để từ nay đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước mạnh về công nghệ TT&TT. Vì vậy, để xây dựng các kế hoạch, giải pháp cụ thể cho mục tiêu này, rất cần những số liệu thống kê chính xác. Từ trước đến nay, hằng năm, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn thông qua các kênh báo cáo của các sở, các doanh nghiệp để nắm được số liệu phát triển về hạ tầng, dịch vụ ở cả trung ương và địa phương. Mặc dù số liệu báo cáo phục vụ rất tốt cho chiến lược phát triển nhưng cũng có hạn chế là độ chính xác chưa cao.


Cuộc điều tra lần này tập trung điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ. Thời gian qua, dịch vụ TT&TT phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Ðức Lai thì mức độ phổ cập để mọi người dân hưởng thụ những dịch vụ hiện đại này vẫn còn nhiều bất cập. Thí dụ, mật độ điện thoại của cả nước hiện đạt hơn 130 máy/100 dân. Nhưng xét cụ thể, một người có thể có một hay nhiều sim điện thoại, trong khi đó có người chưa có. Ðiều này có thể xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn. Vì vậy, cuộc điều tra này lần sẽ làm rõ mức độ hưởng thụ dịch vụ điện thoại của từng hộ gia đình. Hay với dịch vụ nghe - nhìn, các đài phát thanh, truyền hình báo cáo là độ phủ sóng rất tốt nhưng số lượng người dân được sử dụng dịch vụ đó như thế nào thì đến nay chưa có số liệu chính xác. Trong đợt này, sẽ tập trung điều tra hiện trạng thu tín hiệu sóng phát thanh, truyền hình; các trạm phát tín hiệu; công suất, tần số, kênh sóng phát, phương thức truyền dẫn, phát tín hiệu phát thanh, truyền hình... Ðây là phương tiện thông tin cơ sở rất quan trọng mà thời gian qua chưa có số liệu thống kê chuẩn xác cho nên chưa xây dựng được những cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp.


Ðến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra đã hoàn tất. Thứ trưởng Trần Ðức Lai cho biết, do đây là cuộc điều tra lần đầu của ngành TT&TT cho nên còn rất nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa, cuộc điều tra được tiến hành trên quy mô rộng, từ cấp tỉnh, huyện xuống tận các thôn, làng, ấp, bản, buôn, tổ dân phố, khu phố, cụm dân cư... với đối tượng điều tra lớn, từ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện; văn phòng cấp ủy, văn phòng HÐND, văn phòng UBND... đến các hộ gia đình, các doanh nghiệp viễn thông và in-tơ-nét, các trạm phát tín hiệu do các đài phát thanh, truyền hình của trung ương, địa phương đang sử dụng. Do đó, cuộc điều tra lần này đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT-TT đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo điều tra thống kê và ban hành chi tiết phương án điều tra thống kê. Ngay sau đó, Bộ cũng đã tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra cho các Ban chỉ đạo tỉnh, sở TT-TT các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, đài phát thanh và truyền hình. Các cuộc tập huấn dưới cơ sở cũng đã được tổ chức. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã in tài liệu hướng dẫn điều tra, các mẫu phiếu điều tra đều được thiết kế đơn giản, dễ trả lời. Do lĩnh vực điều tra mang tính kỹ thuật cho nên các cán bộ điều tra được hướng dẫn kỹ cách hỏi đối tượng điều tra, cách điền phiếu... Ðể bảo đảm thông tin thu thập chính xác, trong quá trình điều tra sẽ có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, sau khi kết thúc điều tra, các bảng tổng hợp điều tra gửi về đều phải có dấu xác nhận của các cấp chính quyền liên quan. 


Tại quyết định số 420/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, in-tơ-nét và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010, Thủ tướng giao Bộ TT&TT ban hành phương án điều tra thống kê đồng thời tổ chức triển khai, chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra thực hiện phương án điều tra thống kê. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức cuộc điều tra tại địa phương; các doanh nghiệp viễn thông, in-tơ-nét, các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương cũng có trách nhiệm báo cáo số liệu điều tra kịp thời, chính xác theo phương án điều tra thống kê của Bộ TT-TT.

 

                                                                                     Theo ND

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục