Người dân Đồng Nghê được tuyên truyền, phổ biến về kiến thức pháp luật.

Người dân Đồng Nghê được tuyên truyền, phổ biến về kiến thức pháp luật.

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện gần 90km, Đồng Nghê là một xã đặc biệt khó khăn nhất của huyện Đà Bắc. Dịch bệnh, hạn hán, khai thác lâm sản trái phép… thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tác động tiêu cực tới quá trình thoát nghèo của Đồng Nghê.

 

Những chuồng trâu, bò bỏ không tại một số hộ gia đình ở xóm Mọc là dấu vết còn lại của trận dịch đầu năm 2010. Tháng 03/2010, dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng xuất hiện và lây lan nhanh tại xóm Mọc: 41 con mắc bệnh, 7 con chết, ước tính thiệt hại trên 90 triệu đồng. Trong đó có một số hộ vay tiền ngân hàng để mua trâu, bò thì khả năng hoàn trả bây giờ là vô cùng khó khăn. Rất may là sau đó các biện pháp tiêm phòng, cứu chữa phun thuốc khử trùng đã được triển khai, kịp thời khống chế dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn trâu bò 1275 con của toàn xã.

 

Hiện nay, Trạm Thú y huyện Đà Bắc đã phối hợp với chính quyền xã tiếp tục duy trì lệnh cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ vùng dịch bệnh ra các địa bàn khác, đảm bảo dịch bệnh không lây lan ra diện rộng. Cùng với dịch bệnh thì tình hình hạn hán diễn ra trong những tháng đầu năm 2010 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của địa phương. Do thời tiết nắng hạn kéo dài, các công trình thủy lợi chưa được sử dụng, quản lý hợp lý dẫn đến tình trạng khô cạn nước, không có nước phục vụ tưới tiêu, trên 3ha ruộng cuối đồng phải bỏ hoang vì thiếu nước. Đáng lo ngại là tình trạng chặt phá rừng dọc theo suối, phát nương làm rẫy, người dân Suối Nánh khai thác gỗ làm nhà, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra phổ biến. Trong khi đó, hoạt động trồng rừng không tiến hành được, không hoàn thành kế hoạch đặt ra, chỉ có duy nhất xóm Lài trồng được 12ha.

 

Đồng chí Xa Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã trăn trở: “Một bộ phận người dân Đồng Nghê vẫn còn giữ thói quen canh tác đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến lượng nước của các con suối. Trong khi đó, mặc dù chính quyền đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng nhưng kết quả thực hiện chưa đảm bảo kế hoạch đề ra, người dân vẫn còn rất thờ ơ với ý thức bảo vệ rừng”. Hiện nay, bà con đang bắt đầu tiến hành thu hoạch vụ chiêm xuân nhưng do làm đất, gieo cấy muộn, lại thêm thiếu nước tưới nên năng suất vụ chiêm xuân năm nay ước tính sẽ không cao.

 

Trong suốt thời gian qua, Đồng Nghê đã nhận được sự tạo điều kiện trực tiếp của Ngân hàng NN&PTNT và Ngân hàng Chính sách hỗ trợ vốn sản xuất nhưng thực tế cho thấy nguồn vốn này chưa phát huy được hiệu quả. Có đến 199 hộ (chiếm 60%) hiện đang vay vốn của Ngân hàng Chính sách nhưng đa số là nợ quá hạn (cả gốc và lãi). Năm 2009 không có hộ vay mới Ngân hàng NN&PTNT, một phần do còn nợ quá hạn, một phần không dám vay do sợ không có khả năng hoàn trả. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con chưa biết cách sử dụng, phát huy nguồn vốn. Đời sống của người dân Đồng Nghê trông chờ chính vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng bà con nơi đây chưa áp dụng được những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chưa có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý dẫn đến năng suất thấp. Mặt khác, giao thông đi lại trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn, xóm xa nhất cách trung tâm đến 12 km đường mòn ven rừng. Ngoài ra, trình độ dân trí chưa đồng đều; công tác địa chính, tư pháp, thông tin chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao; một số vụ việc gây mất trật tự an toàn xã hội vẫn còn xảy ra cũng đã có những ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của địa phương. Trong năm 2009 đã xảy ra một số vụ việc đáng tiếc như phá hoại tài sản tại xóm Nghê, tranh chấp tài sản tại xóm Đăm, đánh nhau tại xóm Mọc…

 

Năm 2009, thu nhập bình quân theo đầu người của Đồng Nghê mới đạt mức 4,2 triệu đồng/người/năm. Toàn xã còn tới 52% hộ nghèo và cận nghèo (33% hộ nghèo và 19% hộ cận nghèo). Vượt lên những khó khăn, trở ngại, Đồng Nghê đang tập trung khai thác các bưa bãi đất bỏ hoang để trồng cây hoa màu, tăng cường công tác phòng bệnh cho gia súc gia cầm, áp dụng tiến bộ khoa học vàop sản xuất, đồng thời đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng, chủ động phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai… hướng đến hoàn thành mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

 

 

                                                                                   Dương Liễu 

                                                                          

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục