Trong những ngày tháng 4 lịch sử, khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các chiến sĩ Hà Nội chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1967-1975) lại cùng nhau ôn những kỷ niệm của một thời máu lửa. Chiến tranh đã lùi theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng trong họ vẫn vẹn nguyên như vừa mới ngày nào…

 

Năm 1967, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn ác liệt, quân và dân Hà Nội vừa chiến đấu bảo vệ Thủ đô vừa tích cực hưởng ứng phong trào chi viện cho tiền tuyến. Từ năm 1967 đến 1974, LLVT Thủ đô đã xây dựng và tổ chức huấn luyện 42 tiểu đoàn quân tăng cường cho Trung đoàn 20, Quân khu 9 và chiến đấu ở khắp các chiến trường, từ miền Trung, Tây Nguyên đến miền Đông và miền Tây Nam bộ... Nhiều người trong số họ đã lập công hiển hách, trong đó có 14 đồng chí được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", 14.846 huân, huy chương các loại, 1.781 người được tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ"...

Đất nước thống nhất đã 36 năm nhưng những cựu quân nhân tăng cường của Thủ đô cho miền Nam vẫn luôn lưu giữ kỷ niệm sâu sắc của những năm tháng chiến đấu không thể nào quên. Với Đại tá Phạm Quang Hiệp, người được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thì ngày 30-4 mãi là kỷ niệm đáng ghi nhớ trong cuộc đời trận mạc của mình. Anh kể: "Nhiệm vụ của Trung đoàn 20 của tôi là thọc sâu đánh chiếm sân bay Trà Nóc, Cần Thơ - căn cứ của Sư đoàn không quân số 4 ngụy Sài Gòn trong ngày 30-4. Lúc đầu sáng, địch bắn pháo cấp tập vào đội hình ta nhưng đến gần trưa, địch kháng cự yếu ớt, tiếng súng và tiếng máy bay thưa dần rồi im ắng lạ thường. Trong sân bay, máy bay địch cất cánh liên tục… Bỗng dưới kênh tiếng người rộn rã và sau đó là những tiếng hô vang: "Dương Văn Minh đầu hàng rồi! Giải phóng rồi! Hòa bình rồi"… Niềm vui đến quá bất ngờ và chúng tôi được lệnh tiến vào chiếm lĩnh sân bay Trà Nóc. Các đơn vị trong toàn trung đoàn nhanh chóng chiếm lĩnh và canh giữ những mục tiêu quan trọng. Đến khoảng 20h, khi hành quân qua phố chợ Trà Nóc, các nhà dân đóng cửa, đèn đường sáng nhưng không có một bóng người, thấy vậy tôi và một số anh em ở tốp đi đầu tiểu đoàn vừa đi vừa nói to: "Bà con ơi giải phóng rồi, hãy treo cờ cách mạng lên". Cánh cửa các nhà đều bật mở, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng lập tức treo lên ngay. Chỉ trong chốc lát, phố phường rợp bóng cờ, bà con dân phố đổ xô ra đường vẫy tay tươi cười đón chào đoàn quân, nhiều người còn chạy ra nắm tay, tặng quà chúng tôi. Đêm 30-4 cả đơn vị gần như không ai ngủ. Trên những khuôn mặt hốc hác vì thiếu ngủ rạng rỡ niềm vui khó tả".

Sau ngày 30-4, phần lớn cựu quân nhân Hà Nội tăng cường cho chiến trường miền Nam đã trở về sum họp với gia đình và chuyển công tác khác; số ít tiếp tục cầm súng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Ở bất cứ chiến trường nào những chàng trai Hà Nội đều chiến đấu anh dũng, nhiều người đã để lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường. Trở về với cuộc sống đời thường, phẩm chất người lính đã tạo cho những thương binh, bệnh binh một cuộc sống trong sáng, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo… Nhiều người trong số họ hiện đang đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và quân đội, tiêu biểu như Lê Sỹ Vương Hà hiện là Đại sứ Việt Nam tại Canada; Trần Hữu Nam, Cục phó Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ); Vương Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thiết bị Bưu điện - VNPT; Vũ Đức Thắng, nghệ nhân ở làng gốm Bát Tràng; Đại tá Nguyễn Vinh Trung, Viện phó Viện Kiểm sát quân sự…

Đại tá Phạm Quang Hiệp nhớ lại ngày anh từ chiến trường trở về, nhiều bà mẹ đã ôm anh khóc nói rằng anh về không rủ con bà cùng về. Câu nói đó làm anh đứng ngây người không nói được lời nào. Để tri ân với những người đã khuất, hằng năm trong những lần gặp mặt, các anh đều quyên góp tiền để ủng hộ các gia đình đồng đội còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và giải quyết việc làm cho con em đồng đội. Gần 10 năm qua, các anh đã cung cấp thông tin về mộ chí cho 10 thân nhân liệt sĩ là đồng đội cũ của mình để đưa hài cốt về quê hương… Vào dịp 30-4 và 27-7 hằng năm, những chiến sĩ Hà Nội tăng cường cho chiến trường miền Nam năm xưa vẫn đến các nghĩa trang trong thành phố, nơi có đồng đội của mình yên nghỉ để thắp hương cho họ.

                                                                            Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục