Hồ Chủ tịch và cụ Tôn Đức Thắng với đại biểu phụ lão, thiếu nhi tại Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt.

Hồ Chủ tịch và cụ Tôn Đức Thắng với đại biểu phụ lão, thiếu nhi tại Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt.

(HBĐT) - Tháng 1/1941, sau những năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ về nước chuẩn bị cho cuộc cách mạng. Dù bận nhiều việc nhưng ngày 6/6/1941, nghĩa là sau 5 tháng về nước, với danh xưng Nguyễn ái Quốc, Bác đã viết lời hiệu triệu gửi đến các cụ phụ lão trong cả nước. Theo Bác, người cao tuổi là những người đã sống cả cuộc đời cho con, cho cháu, cho xã tắc sơn hà, là những già làng, trưởng bản có vị thế nhất định, có tiếng nói ảnh hưởng đến lớp người trẻ, đến cộng đồng làng, bản, thôn, xã, khối phố.

 

Lời hiệu triệu của Người gửi đến các cụ với những lời tâm huyết: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đãi. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức. Nước bị mất phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng suy, tồn vong, phụ lão đều gánh vác, trách nhiệm rất nặng nề... Nước nhà lo, các cụ cũng phải lo, đất nước vui, các cụ đều cùng được vui...” (1).

Bác Hồ rất tin tưởng vào các cụ phụ lão bởi lẽ mỗi lời nói, việc làm của các cụ có ảnh hưởng rất lớn đến họ tộc. Bác đánh giá cao vị thế của các cụ trong cộng đồng dân cư. Lời Bác nói với các cụ rất gần gũi, chân tình “Dẫu rằng tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay run, chân mỏi nhưng một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang, một hành động của phụ lão có ảnh hưởng đến việc giết giặc... Đối với gia đình, đối với tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng, phụ lão làm, nhân dân làm theo” (2).  

Trong tình hình đất nước kháng chiến gặp nhiều khó khăn, nhân dân ta phải vượt qua bao gian khó cho cuộc kháng chiến, kiến quốc. Bác đã động viên, khích lệ: “Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà, nòi giống thì các cụ không quản tuổi cao, sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm nhiệm vụ. Trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta có những đội du kích “bạch đầu quân”. Sự chiến đấu anh dũng và hy sinh oanh liệt của những đội viên “tóc bạc răng long” đã làm cho lũ giặc kinh hồn và khuyến khích chiến sĩ ta càng thêm dũng cảm”(3).

Bác nhiệt tình hoan nghênh các cụ phụ lão. Tấm lòng của Bác đối với các cụ thân mật, ân tình, lạc quan và hóm hỉnh:  

“Càng già càng dẻo lại càng dai  

Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai  

Đôn đốc con em làm nhiệm vụ  

Vuốt râu mừng xã hội tương lai”(4).  

Đối với lớp người trẻ, lớp người kế thừa, lớp người tre già, măng mọc, Bác ân cần nhắc nhở một cách chân tình: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi đồng chí già phải có thái độ độ lượng dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa(5).  

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác động viên các cụ: “Tiếp tục truyền thống Diên Hồng vĩ đại, các cụ phụ lão cũng không vì tuổi cao, tóc bạc mà hưởng thụ thanh nhàn. Các cụ đều cố gắng góp phần tích cực vào công cuộc chống Mỹ cứu nước” (6). Đơn vị lão dân quân ở tỉnh Thanh Hóa dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ, Bác khen ngợi và gửi huy hiệu của Người tặng các cụ.  

Tấm lòng của Bác, lời dạy của Người gửi các cụ qua lời hiệu triệu tháng 6/1941 cách đây vừa tròn 70 năm vẫn mãi mãi là những lời nói ân tình, đề cao trách nhiệm, vị thế của người cao tuổi ngoài xã hội, trong cộng đồng gia đình.  

Ngày nay, người cao tuổi được Đảng, Nhà nước quan tâm, tháng 11/2009, QH đã thông qua Luật Người cao tuổi, có chế độ phụ cấp cho các cụ ở tuổi tám mươi mà không có nguồn thu nhập và chế độ mừng thọ cho các cụ tuổi 100, Chủ tịch nước tặng 5 m vải lụa và 500.000 đồng tiền mặt. Cụ 90 tuổi, Chủ tịch tỉnh tặng quà và tặng 300.000 đồng tiền mặt, còn ở các bậc tuổi khác là do các cấp lãnh đạo tổ chức mừng thọ.  

Tinh thần “Kính lão trọng thọ” là một truyền thống quý báu của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần ấy đang được phát huy một cách tốt đẹp để lại trong lòng người cao tuổi, dù rằng quỹ thời gian không còn nhiều vẫn là một niềm vui tuổi già, một sự thanh thản đáng quý.  

Lời hiệu triệu của Bác gửi các cụ phụ lão cách đây 70 năm là tình cảm của Bác, tấm lòng của Bác đối với người cao tuổi vẫn mãi là lời động viên như lời Bác dạy:  

“Tuổi già nhưng chí không già  

Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh”(7).  

                                                                              Văn Song (T.T.V)

 

 

 1, 2. Thư của Nguyễn ái Quốc gửi phụ lão tháng 6/1941.  

3.  Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 334.  

4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 214.  

5, 6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 469.  

7. Mừng tuổi các cụ phụ lão Báo Nhân Dân ra ngày 8/2/1962.

 

 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục