Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình phối hợp với Bệnh viện 103 quân đội tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng người có công. (Ảnh Đinh Hoà)

Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình phối hợp với Bệnh viện 103 quân đội tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng người có công. (Ảnh Đinh Hoà)

(HBĐT) - Trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh ta là địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Toàn tỉnh hiện có trên 20.000 người có công với cách mạng, trong đó có 64 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 7 Anh hùng liệt sỹ, 5.800 liệt sỹ, 3.500 thương - bệnh binh, 2.400 người nhiễm chất độc hóa học.

 

Phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách,  chế độ và tổ chức vận động toàn dân, toàn quân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta, tạo nên nét đẹp mới trong đời sống xã hội.

 

Sau hơn 4 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 7/2/2007 của Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa, công tác thực hiện chính sách người có công đã đạt được những kết quả nổi bật như: chi trả trợ cấp ưu đãi đầy đủ, kịp thời cho trên 8.000 đối tượng: Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến  nhiễm chất độc hóa học, tuất liệt sỹ...; mua và cấp thẻ BHYT cho 16.000 người hoạt động kháng chiến, CCB có huân, huy chương hiện không hưởng chế độ BHXH. Phối hợp với cơ quan quân đội giải quyết, công nhận 300 thương binh; 29 người được suy tôn là liệt sỹ; tổ chức xét duyệt hồ sơ, giám định và thực hiện chế độ ưu đãi hàng tháng cho 1.800 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; thực hiện trợ cấp ưu đãi học tập cho hơn 3.000 con của liệt sỹ, con thương - bệnh binh với kinh phí hàng năm hơn 100 tỷ đồng.

 

      

Đoàn thanh niên xã Mông Hóa thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Mông Hóa (Kỳ Sơn).Ảnh: Đ.H

 

UBND tỉnh đã ban hành chính sách ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho con thương - bệnh binh; đã đầu tư kinh phí để xây dựng Trung tâm Điều dưỡng Người có công Kim Bôi và tổ chức điều dưỡng sức khỏe cho từ 800 - 1.000 người có công/năm. Hàng năm, vào dịp lễ, tết, ngân sách các cấp của tỉnh đã dành từ 3 - 3,5 tỷ đồng để thăm hỏi tặng quà, động viên các gia đình chính sách.

 

Cùng với sự ưu đãi của Nhà nước, người có công còn được nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể và nhân dân thông qua các chương trình tình nghĩa. Từ năm 2007 đến nay, quỹ Đền ơn - đáp nghĩa toàn tỉnh đã huy động được 13 tỷ đồng. Với nguồn lực này và sự ủng hộ của một số cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã xây mới được 205 nhà tình nghĩa, sửa chữa nâng cấp 463 nhà, tặng 1.200 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền 16,5 tỷ đồng.

 

Ngoài ra, còn nhiều hoạt động tình nghĩa khác như: áo lụa tặng bà của các cháu thiếu nhi; giúp ngày công sản xuất cho gia đình chính sách neo đơn của Đoàn thanh niên; giúp giống, vốn, vật nuôi, cây trồng của Hội Phụ nữ và Hội CCB... Việc xây dựng, sửa chữa mộ, nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công, tưởng niệm liệt sỹ được quan tâm thực hiện đạt kết quả, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người con của quê hương Hòa Bình đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đón nhận trên 100 hài cốt liệt sỹ về an táng tại các NTLS trong tỉnh; nâng cấp, xây mới, tu sửa 9 NTLS, xây mới 3 nhà tưởng niệm, đền thờ liệt sỹ cấp huyện, 22 nhà tưởng niệm liệt sỹ cấp xã với tổng kinh phí 29 tỷ đồng.

 

Có thể khẳng định, trong những năm qua, công tác chăm sóc đời sống người có công với cách mạng đã trở thành phong trào sâu rộng, là việc làm thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Do đó, đến nay, tỉnh ta không còn hộ gia đình chính sách ở nhà dột nát, xiêu vẹo, có 92% hộ gia đình người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình so với nhân dân cùng địa bàn cư trú; 90% thương - bệnh binh được công nhận người công dân kiểu mẫu, 96% hộ gia đình liệt sỹ được công nhận gia đình cách mạng gương mẫu, 195 xã, phường, thị trấn trong tỉnh được công nhận danh hiệu làm tốt công tác chăm sóc người có công.

 

Thời gian tới, Ban chỉ đạo chăm sóc đời sống người có công với cách mạng các cấp trong tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bản như: Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước, truyền thống của dân tộc và những kết quả của công tác thực hiện chính sách. Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi; hỗ trợ cải thiện nhà ở; quan tâm chăm sóc sức khỏe, khám - chữa bệnh và điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt cần có giải pháp cụ thể để nâng cao thu nhập và mức sống cho các hộ gia đình chính sách còn có mức sống dưới trung bình, nghèo và cận nghèo trong tỉnh. Giải quyết cơ bản về xác nhận, công nhận người tham gia hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam/ dioxin. Quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng, tôn tạo, nâng cấp mở rộng các NTLS, công trình tưởng niệm, ghi tên liệt sỹ cấp xã, quy tập và đón nhận hài cốt liệt sỹ về an táng tại quê nhà. Đẩy mạnh CVĐ ủng hộ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa và xã hội hóa công tác chăm sóc người có công để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công. Duy trì,  phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đơn vị xã, phường, thị trấn làm tốt công tác ưu đãi người có công. Quan tâm dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ những gia đình chính sách gặp khó khăn về đời sống được vay vốn, phát triển SX-KD. Người còn khả năng lao động cần được tạo điều kiện có việc làm, khuyến khích SX-KD, phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho con em gia đình chính sách trong đào tạo, học nghề, tuyển dụng, tạo việc làm và xuất khẩu lao động.

 

Kỷ niệm 64 năm ngày thương binh - liệt sỹ là dịp để các cấp, ngành, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nữa các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công, đẩy mạnh phong trào đền ơn - đáp nghĩa nhằm làm cho gia đình chính sách thực sự yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, tích cực tham gia các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp và nghĩa tình.

 

                                                             Nguyễn Đức Cường

                                                  Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH

 

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục