Vợ, con anh Nguyễn Văn Đại ở tổ 12, phường Thịnh Lang (TPHB) phải tìm việc thêu thuê để giảm bớt khó khăn.

Vợ, con anh Nguyễn Văn Đại ở tổ 12, phường Thịnh Lang (TPHB) phải tìm việc thêu thuê để giảm bớt khó khăn.

(HBĐT) - Đầu năm 2011, do khủng hoảng chính trị tại Libya, tỉnh ta có 88 lao động phải về nước trước thời hạn, chủ yếu làm việc trong ngành xây dựng (lái máy xúc, máu ủi, lắp đặt đường ống, thợ cơ khí, lái xe…) Các Công ty môi giới XKLĐ chủ yếu là: VINAMEX, SONA, VTC CORP, VITECH, VINACONEX, SOVILACO… Khi về nước, hầu hết họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn do mất hoặc gián đoạn việc làm hay phải vay tiền để đặt cọc trước khi xuất cảnh.

 

Nhằm khắc phục những khó khăn, ngày 29/7, Bộ LĐ-TB&XH đã có Quyết định số 940 về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp XKLĐ phải đưa lao động làm việc từ Libya về nước trước thời hạn. Ngay sau đó, Sở LĐ-TB&XH đã có Công văn 696 hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện quyết định trên. Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố có lao động từ Libya về nước  trước hạn chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng, xã, phường, thị trấn thông tin, hướng dẫn, phổ biến nội dung quyết định cho người lao động biết. Tất cả người lao động đã được hỗ trợ 1 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước ngay sau khi xuống sân bay. Ngoài ra, để được nhận hỗ trợ thêm từ Quỹ và các nguồn tài trợ khác, người lao động đến doanh nghiệp XKLĐ đưa đi đăng ký để nhận các khoản kinh phí hỗ trợ. Tiền hỗ trợ thêm đối với người lao động có thời gian làm việc tại Libya từ đủ 6 tháng trở xuống (tính đến ngày 15/2/2011) theo các mức:  8 triệu đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ đủ 1 tháng trở xuống; 6 triệu đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng; 4 triệu đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng; 2 triệu đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng. Nếu người lao động không tham gia đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thì chỉ được nhận hỗ trợ từ các nguồn tài trợ khác, bằng 50% tổng mức hỗ trợ trên. Người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% khoản tiền môi giới đã nộp.

Ngay trong tháng 4/2011, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đã yêu cầu các địa phương thống kê, nắm khả năng, nhu cầu và nguyện vọng cụ thể của từng người để có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế. Qua kết quả khảo sát, một số lao động vẫn mong muốn tiếp tục được đi XKLĐ ở các thị trường khác phù hợp và mong muốn được hỗ trợ về vốn. Các địa phương đã triển khai khảo sát, tạo điều kiện, ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, giới thiệu việc làm, dạy nghề… Sau 6 tháng làm việc tại Libya, ngày 1/3/2011, anh Bùi Văn Thạch ở tổ 12, phường Thịnh Lang (TPHB) đã phải về nước. Anh cho biết: Nắm được thông tin hỗ trợ người lao động qua các phương tiện thông tin đại chúng, cuối tháng 9, anh đã đến liên hệ với Công ty môi giới VINAMEX tại Hà Nội và nhận được 2 triệu đồng tiền hỗ trợ. Trước đó, anh cũng đã được Công ty thanh toán 50% tiền môi giới và nhận 1 triệu đồng từ Quỹ việc làm ngoài nước. Tuy nhiên, ngay trên địa bàn phường Thịnh Lang vẫn có người lao động làm việc tại Libya phải về nước trước hạn nhưng chưa nắm rõ được thông tin này. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Đại ở tổ 12. Mới đến Libya được hơn 1 tháng, anh đã phải trở về nhà mang  theo những lo lắng về tương lai. Gia đình anh có 2 con đang học cao đẳng, mỗi tháng chi phí ngót 5 triệu đồng, vợ lại không có việc làm ổn định. Mong đi XKLĐ để tạo điều kiện cho con ăn học tốt hơn nhưng đã bị lỡ dở. Rất may, anh đã được giới thiệu đi làm tại Công ty CP LILAMA, công trường ở tỉnh Thanh Hoá. Anh mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để góp thêm nuôi con đi học. Qua trường hợp này cho thấy, các địa phương khác cũng cần thông báo kịp thời cho các đối tượng để họ sớm nhận được tiền hỗ trợ theo quy định.

                                                        

                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục