Các đại biểu QH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ.

Các đại biểu QH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Chiều ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

 

Cơ bản các ý kiến nhất trí với Tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII do Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình bày. Các ý kiến cho rằng, Quốc hội cần xem xét kỹ việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, vì công tác xây dựng luật hiện nay của Quốc hội rất cập rập. Dự án luật gửi về địa phương cần có thời gian hợp lý, tránh tình trạng gửi dự án luật về địa phương quá chậm, địa phương không đủ thời gian  tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý trước khi đi dự kỳ họp Quốc hội đã làm ảnh hưởng nhất định đến việc nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến góp ý với Quốc hội. Cần xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII sao cho sát với thực tế, đồng thời nghiên cứu, đổi mới cách làm luật của Việt Nam hiện nay.  Các đại biểu cũng cho rằng nhiều năm qua, HĐND các tỉnh đã kiến nghị lên các cơ quan Trung ương để nghị sớm xây dựng Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nhưng vẫn chưa được đưa vào chương trình chính thức khóa XIII, trong khi đó đây là vấn đề rất bức xúc ở địa phương. Ngoài ra, Quốc hội cần bổ sung các giải pháp để tránh việc mâu thuẫn, chồng chéo khi ban hành luật, tổ chức các hội thảo, lắng nghe ý kiến các chuyên gia và nhà khoa học, đảm bảo xây dựng luật có chất lượng, tránh việc sửa đổi, bổ sung quá nhiều luật.

 

Đại biểu Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cho rằng, theo chương trình thì Luật sửa đổi chiếm tới trên 50% tổng số các Luật đề nghị thông qua đã cho thấy việc ban hành luật hiện nay chất lượng chưa cao. Đề nghị Quốc hội xem xét và đưa Luật bầu cử Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân vào chương trình chính thức.

 

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sau khi Quốc hội đã thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tích cực chuẩn bị dự án luật cho kịp tiến độ, gửi dự án luật cho địa phương nên xác định nội dung trọng tâm cần xin ý kiến, tránh góp ý tràn lan, không hiệu quả. Hội Dồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội khi họp thẩm tra, cho ý kiến dự án luật cần có mặt Ban soạn thảo để giải trình các vấn đề mà đại biểu đặt ra.

 

* Sáng  ngày 3/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật bảo hiểm tiền gửi và dự án Luật tài nguyên nước.  Cơ bản các ý kiến nhất trí với với báo cáo thẩm thẩm tra dự án Luật bảo hiểm tiền gửi và báo cáo thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trình bày.

      

Đối với dự án Luật bảo hiểm tiền gửi, các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật, nên mở rộng đối tượng điều chỉnh tiền gửi. Cần quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền và bên bảo hiểm. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Mô hình hoạt động và chức năng giám sát của bảo hiểm tiền gửi được thực hiện giám sát từ xa thông qua những người tham gia thực hiện tiền gửi. Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm tiền gửi là bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí nhưng dự thảo Luật chưa thể hiện rõ vấn đề này. Cần đưa vào Luật một số chế tài cụ thể để bảo hiểm tiền gửi bảo toàn được nguồn vốn của mình và chống thất thoát nguồn tiền của nhà nước. Nhiều từ ngữ trong luật không rõ ràng, nặng tính chuyên môn gây khó khăn trong quá trình thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại.

     

 Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn Hòa Bình cho rằng, đối tượng áp dụng của luật không thể hiện được đầy đủ quan điểm về việc cần thiết phải ban hành Luật. Hiện nay, đồng đôla vẫn đang được lưu thông phổ biến trên thị trường Việt Nam, do đó có nên bảo hiểm cả tiền đôla không? Nếu chỉ bảo hiểm tiền đồng thì vô hình chung đã bỏ lọt một khoản tiền lớn trong lưu thông.

    

Đối với Luật tài nguyên nước, về phạm vi điều chỉnh cần có sự thống nhất trong các văn bản đã quy định, tránh sự chồng chéo. Đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ quy hoạch tài nguyên nước vùng và tài nguyên nước theo dòng sông, tài nguyên nước nước ngầm nhằm khai thác sử dụng nguồn nước đúng mục đích, chống lãng phí. Việc thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước là trách nhiệm của các ngành, các cấp trong xã hội. Đề nghị có thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước để đảm bảo thanh tra được thực hiện nghiêm minh. Theo dự thảo luật có tới 24 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành là quá nhiều dẫn tới tình trạng nhiều vấn đề không minh bạch, không tạo điều kiện cho người thực hiện. Nếu những quy định nào cụ thể hóa được đề nghị đưa vào Luật cho rõ. Nhiều quy định khó thực hiện sẽ phát sinh những thủ tục hành chính sẽ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nhiều quy định trong Luật còn mang tính kỹ thuật, chuyên môn, gây khó hiểu cho người thực hiện.

 

 

                                                      Bích Ngọc

                          Văn Phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục