Chiều 2/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

 

Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII, các đại biểu nhất trí với nhận định nhiệm kỳ Quốc hội hóa XII (2007-2011), Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành số lượng lớn văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết góp phần tạo lập được khung pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa đạt được kết quả như Chương trình đề ra; chất lượng và tính khả thi của một số văn bản luật, pháp lệnh chưa cao; một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống.

Nguyên nhân được các đại biểu cho là việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thi không cao nên phải điều chỉnh nhiều lần; sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan thiếu chặt chẽ; chất lượng chuẩn bị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tiến độ như đã dự kiến; nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới có thể thực hiện được nhưng việc ban hành các văn bản này không bảo đảm tiến độ.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII gồm 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (90 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh) và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu khác thống nhất với những giải pháp được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất để bảo đảm thực hiện chương trình, Quốc hội bố trí thời gian thỏa đáng để thảo luận về dự kiến Chương trình tại các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội và Hội trường; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các cơ quan khác, tổ chức có quyền trình dự án dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật, sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án; chỉ đạo công tác soạn thảo bảo đảm tiến độ và chất lượng của dự án; ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

Cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về soạn thảo dự án, thời hạn gửi dự án đến Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh...

Bàn về quan điểm, căn cứ lập dự kiến chương trình, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) nêu vấn đề nhiều dự án luật sau khi ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải sửa đổi, bổ sung. Đại biểu đề nghị căn cứ tiêu chí để xây dựng luật, pháp lệnh phải đặt mục tiêu chất lượng của dự án luật, pháp lệnh đặt lên hàng đầu.

Đại biểu Nguyễn Đức Chung cho rằng chỉ đưa vào Chương trình các dự án đã có thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản và đáp ứng đúng quy trình thủ tục, quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu nhấn mạnh trong việc lập Chương trình cần có sự tính toán cụ thể để những dự án luật, pháp lệnh nằm trong Chương trình có sự gắn kết với luật, pháp lệnh đang có hiệu lực, tạo sự toàn diện, đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong thực thi pháp luật. Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo, thẩm định cần công bố thông tin công khai, cụ thể và rộng rãi về nội dung của luật, pháp lệnh ngay trong quá trình xây dựng, giúp đại biểu Quốc hội thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, đóng góp ý kiến; đề xuất cần lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, coi đây là kênh phản biện xã hội.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề xuất cần tham vấn công chúng ngay trong quá trình xây dựng luật, thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để nâng cao chất lượng xây dựng luật và tính khả thi khi luật đi vào cuộc sống. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Quốc hội cần có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thẩm định, đặc biệt là tính hợp hiến, hợp pháp. Đại biểu cho rằng Ủy ban thường vụ Quốc hội nên nghiên cứu, tính đến việc xây dựng một cơ quan xây dựng luật độc lập của Quốc hội.

Để khắc phục tình trạng luật phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới thực sự đi vào cuộc sống, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất ngay từ khi xây dựng luật, cần xây dựng ngay hướng dẫn thi hành, tránh tình trạng luật chờ nghị định, thông tư...

Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cũng bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng luật "khung", luật "ống" vẫn còn nhiều, luật chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành dẫn đến tình trạng luật chậm đi vào cuộc sống và khẳng định cần khắc phục ngay tình trạng này bằng những giải pháp cụ thể. 

                                  (TTXVN/Vietnam+)

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục