Trạm y tế xã Nà Mèo (Mai Châu) đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu cần đầu tư xây dựng bổ sung. Ảnh: Cán bộ Trạm y tế xã Nà Mèo chăm sóc sức khỏe bệnh nhân điều trị tại trạm.

Trạm y tế xã Nà Mèo (Mai Châu) đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu cần đầu tư xây dựng bổ sung. Ảnh: Cán bộ Trạm y tế xã Nà Mèo chăm sóc sức khỏe bệnh nhân điều trị tại trạm.

(HBĐT) - Nà Mèo là xã vùng II của huyện Mai Châu, cách trị trấn huyện lỵ 5 km. Xã có 4 xóm gồm 331 hộ dân với gần 1.400 nhân khẩu. Theo tiêu chí mới, số hộ nghèo toàn xã có 261 hộ, chiếm trên 78%, hơn 60 hộ còn sống trong nhà tạm, bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt gần 5 triệu đồng/năm. Xã đã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, qua rà soát, đánh giá cho thấy, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn nhiều khó khăn vì còn nhiều nội dung chưa đạt tiêu chí chuẩn.

 

Ông Hà Văn Biên, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xuất phát điểm để xây dựng nông thôn mới của xã có thể nói là thấp vì theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới xã mới có một số tiêu chí đạt như hệ thống chính trị, an ninh, trật tự xã hội, chất lượng giáo dục, y tế. Cơ sở hạ tầng KT-XH còn nhiều bất cập, trên địa bàn cũng ít có đầu tư của các chương trình, dự án, nếu có thì đã xuống cấp cần khắc phục bổ sung hoặc xây dựng lại.

 

Xã có diện tích tự nhiên trên 2.700 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp có hơn 400 ha bao gồm 30 ha đất lúa, 373 ha đất màu. Với diện tích đất rừng sản xuất khá nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi từ rừng. Đối với đất lúa ít, do thời tiết khô hạn, vụ xuân chỉ cấy được hơn 17 ha, vụ mùa hơn 26 ha, năng suất đạt gần 50 tạ/ha. Đất trồng màu manh mún với địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều đá nên khó khăn trong thâm canh, tăng vụ, chăm sóc, năng suất không cao so với diện tích canh tác. Cây màu được bà con trồng chủ yếu là ngô, sắn. Diện tích 115 ha ngô, năng suất 24 tạ/ha, trên 130 ha sắn. Theo đề án thống kê, số người trong độ tuổi lao động của xã hiện có 928 người, chiếm 66,6% dân số. Lực lượng này đều là lao động thuần túy ở nông thôn, chưa được qua đào tạo nghề. Đây được xem là bài toán khó trong đầu tư cho lao động có tay nghề trên địa bàn. Hệ thống điện, đường trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Toàn xã có 24,29 km đường giao thông, trong đó có 11,8 km đường huyện lộ 63, 1,7 km đường trục thôn và 10,79 km đường ngõ xóm. Đường trục thôn đã được bê tông hóa nhưng chưa đạt chuẩn so với tiêu chí. Đường vào các xóm hiện mới cứng hóa được trên 2 km, nhất là vào xóm Xô cách trung tâm xã 9 km nhưng vẫn là đường đất, nhiều dốc cao, việc đi lại hết sức khó khăn, vào những ngày mưa hầu mưa hầu như không thể đi lại được. Xã được lắp đặt 2 trạm điện 50 và 100 KVA đã cũ cần nâng cấp, xây dựng mới. Hệ thống đường dây chủ yếu do nhân dân tự kéo không đảm bảo chất lượng, cả 3 xóm Mo, Nà Mèo, Xăm Pà mới có 1 trạm điện 50 KVA nên tuy có điện nhưng không đủ ánh sáng. Chiều dài mương được cứng hóa hơn 2,7 km trong tổng số 15,2 km mương toàn xã. Các công trình thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu cho sản xuất, sinh hoạt, phòng - chống lũ bão. Cơ sở vật chất các nhà trường, trạm y tế đã được đầu tư xây dựng nhưng so với tiêu chí chuẩn thì đều cần đầu tư bổ sung hoặc xây dựng mới. Riêng đối với bậc THCS xã không có trường riêng mà học sinh học chung với xã Nà Phòn.

 

Ông Hà Văn Biên, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Trước những khó khăn thực tế xã cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cấp, ngành tạo đà cho quá trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, với đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó đánh giá từng tiêu chí cụ thể, làm rõ những thuận lợi, khó khăn là cơ sở để xã có định hướng đúng trong tiến trình thực hiện. Theo đó, tổng nguồn vốn dự kiến cho thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2010-2020 trên 224 tỉ đồng, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 161 tỉ đồng, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trên 20 tỉ đồng, vốn cho hoạt động khác trên 42 tỉ đồng. Ngoài nguồn vốn vay, vốn NSNN, vốn do dân đóng góp trên 62 tỉ đồng.

 

Để thực hiện các mục tiêu, xã đã tổ chức quán triệt trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận thuận, đồng lòng triển khai thực hiện. Đồng thời, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, quy hoạch của địa phương để đầu tư hợp lý, hiệu quả, thực hiện chuyển dịch cơ cấu, phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

 

 

 

                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục