Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh  khảo sát mô hình trồng ngô cao sản  tại Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi).

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh khảo sát mô hình trồng ngô cao sản tại Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi).

(HBĐT) - Sắp đến Tết cổ truyền của dân tộc rồi, đi cùng chúng tôi nhé, lên Hang Kia, Pà Cò để vui Tết cùng đồng bào Mông. Vui lắm! Bà Nguyễn Thị Miến, Trưởng phòng Chính sách Dân tộc - Ban Dân tộc tỉnh gợi mở như vậy khi biết chúng tôi có ý tìm hiểu về công tác thực hiện chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc. Bà nhấn mạnh: Có đi thì mới biết được cuộc sống của đồng bào mình như thế nào, bà con nghĩ gì, nói gì khi được Đảng, Nhà nước chăm lo tới cuộc sống của bản thân, gia đình họ.

 

Giọng cởi mở, bà Miến bộc bạch: Chúng tôi muốn các bạn đi cho biết chứ với chúng tôi - những người làm công tác dân tộc thì con đường đến với Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), hay bất cứ một xã vùng sâu, xa nào khác trong tỉnh, chúng tôi đều quen thuộc cả. Bởi khi có chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, chúng tôi tiến hành khảo sát, lập kế hoạch và trình với tỉnh để có hướng triển khai thực hiện. Khi thực hiện rồi chúng  tôi lại phải tham gia giám sát, nghiệm thu và xem chương trình, dự án đó có hợp lòng dân, đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của người dân để báo cáo lại với tỉnh. Muốn làm tốt những công việc đó phải cùng ăn, ở, cùng làm việc để hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng của dân, vì thế, nơi nào xa xôi, khó khăn nhất là nơi đó in dấu chân của của những cán bộ làm công tác dân tộc. Trò chuyện với những người làm công tác dân tộc của tỉnh, chúng tôi được biết: đến nay tỉnh ta vẫn còn 314 thôn, bản ở 102 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, các xóm, thôn, bản đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ với mức từ 150-200 triệu đồng /xóm/năm đầu tư một số công trình hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng, từ đó, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để Đảng, Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ giúp người dân ở các vùng đặc biệt khó khăn nâng cao mức sống.  

Thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 126/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm qua, Ban Dân tộc đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành rà soát lại số hộ đã thực hiện qua các năm và tổng hợp nhu cầu số hộ vay vốn. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CS -XH  tỉnh hướng dẫn cấp cơ sở về  cho vay và những quy định, hình thức, mức vay, thời hạn vay, thông báo chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn đến các huyện, thành phố để thực hiện. Kết quả, trong năm đã có 657 hộ được vay nguồn vốn này với định mức vay 5 triệu đồng /hộ. Các hộ vay vốn chủ yếu sử dụng vào mục đích chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Với chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành đã thực hiện khảo sát tổng hợp lại tổng số nhu cầu thực hiện chính sách  387.768 triệu đồng. Trong đó, 2.483 hộ có nhu cầu được hỗ trợ đất sản xuất, 13.393 hộ có nhu cầu hỗ trợ về nước sinh hoạt phân tán; 73 khu, cụm dân cư mong muốn được hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, 7.465 hộ cần được hỗ trợ mua công cụ sản xuất, 7.097 hộ có nhu cầu hỗ trợ học nghề và 1.246 hộ có nhu cầu được hỗ trợ đi xuất khẩu lao động. Qua khảo sát, tham mưu, đề xuất của Ban Dân tộc, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án thực hiện một số chính sách hỗ trợ sản xuất và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo của tỉnh. Năm 2011, tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí 20.113 triệu đồng để đầu tư, xây dựng 21 công trình nước sinh hoạt tập trung. Để thực hiện được dự án này, Ban Dân tộc đã  tập trung triển khai từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và chỉ đạo thực hiện công trình khi đã được phê duyệt. Có chủ trương, các huyện đã huy động nguồn lực để triển khai, đến nay phần lớn các công trình đã xây dựng đạt từ 70 - 90% khối lượng. Hầu hết các công trình nước tập trung này đều dự kiến hoàn thành trong thời điểm từ 20-30/12/2011. Ví như công trình nước sinh hoạt xóm Muối, xã Xăm Khòe, xóm Khả, xã Mai Hạ (Mai Châu), xóm Sung 1, xóm Bả xã Địch Giáo, xóm Khang, xã Quy Hậu, xóm Cúng, Đá, Tân Sơn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc); xóm Thang, Ngọc, Dọi, xã Quý Hòa, xóm Trung Sơn, Rộc, Bói, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đều  khánh thành công trình vào 20/12. Những công trình nước hợp vệ sinh được hoàn thành sẽ góp phần mang niềm vui mới đến cho đồng bào dân tộc ở các xóm xã đặc biệt khó khăn này trước thềm năm mới. Tuy công trình đã hẹn ngày khánh thành, nhưng nguồn vốn thì vẫn chưa được giải ngân. Sự chậm trễ này là do Kho bạc Nhà nước đang áp dụng thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước về kiểm soát chi vốn đầu tư theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Để chính quyền cơ sở hiểu, chia sẻ những khó khăn chung của đất nước, của địa phương, cán bộ, chuyên viên Ban Dân tộc, tỉnh và các huyện thành phố lại phải dành nhiều chuyến đi hơn về cơ sở để tuyên truyền, vận động. Vất vả, nhọc nhằn nhưng vui, đó là cảm nhận chung của những cán bộ làm công tác dân tộc.

 

Mùa xuân đến mang theo nhiều điều mới mẻ. Phút chuyển giao năm cũ và năm mới tôi thường ngồi ngẫm lại những việc mình đã làm trong suốt 1 năm dài, cảm nhận niềm vui trước những thành quả mà mình đã đạt được. Năm nay, niềm vui của riêng tôi và những người đồng nghiệp dường như được nhân đôi bởi trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, địa phương chúng tôi góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào dân tộc. Kết thúc câu chuyện với chúng tôi, ông Bạch Hồng Thắng, Phó Ban Dân tộc đã chốt lại những tâm tình đó.

 

                                                            Thúy Hằng

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục