Xã vùng sâu Lạc Sĩ đang đổi thay.

Xã vùng sâu Lạc Sĩ đang đổi thay.

(HBĐT) - Trở lại Lạc Sỹ (Yên Thủy) vào một ngày đầu xuân, chúng tôi ngỡ ngàng trước những đổi thay ở một xã vùng sâu. Con đường đất quanh co, khó nhọc về xã khi xưa nay đã được rải lớp nhựa thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa của bà con. Đời sống của người dân dần được nâng lên bằng ý chí vượt khó cùng sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.

 

Ông Bùi Văn Vịnh, Trưởng xóm Ong tâm sự: Chừng vài năm trước, nhắc đến Lạc Sỹ, người ta thường mường tượng đó là một bản làng xa xôi, hẻo lánh, cả năm cũng không có mấy khách ghé thăm. Quả thực, khi đó, giao thông nhiều cách trở nên bà con nhiều lúc loay hoay không tìm được lối thoát nghèo. Chỉ đến gần đây, khi các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn tạo cơ hội để người dân vùng sâu Lạc Sỹ vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.            

Chương trình 134, 135, dự án giảm nghèo đã mang đến cho vùng sâu Lạc Sỹ một diện mạo hoàn toàn khác. Chỉ trong chừng hơn 5 năm, các hạng mục công trình điện, đường, trường, trạm đã hoàn thành giúp nâng cao hạ tầng cơ sở, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa bàn. Cùng với các chương trình, dự án này, 100% xóm, bản đã có đường ô tô đến trung tâm, hơn 95% hộ dân được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, hệ thống trường học ở cả 3 cấp mầm non, tiểu học, THCS đều được cải tạo, xây mới tạo điều kiện để 100% trẻ đến trường. Mới đây, công trình nhà trạm y tế vừa được xây mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.  

Bên cạnh đó, hàng trăm hộ nghèo, đồng bào dân tộc trên địa bàn xã đã được Chương trình 134 hỗ trợ làm nhà ở giúp ổn định đời sống sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Nhiều công trình nước sạch được đầu tư, đi vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con. Các chương trình, dự án còn vươn xa tới các xóm, bản, làm vơi bớt khó khăn trong cuộc sống lao động, sản xuất của các hộ nghèo bằng sự đầu tư, hỗ trợ thiết thực như làm đường dân sinh cho bà con đi lại đỡ phần vất vả, cứng hóa mương bai để đồng ruộng không còn cảnh khô hạn, bà con có thể thâm canh tăng vụ, thực hiện canh tác bền vững. Đến nay, trên địa bàn xã có khoảng hơn 50% công trình thủy lợi đã được kiên cố hóa phục vụ sản xuất, các tuyến đường dân sinh cơ bản thuận tiện cho việc đi lại.  

     

   80% hộ dân ở Lạc Sỹ phát triển nghề nuôi ong lấy mật nâng cao thu nhập.

Nắm bắt, tận dụng cơ hội và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, xã Lạc Sỹ đã nỗ lực đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Phát triển kinh tế rừng kết hợp chăn nuôi gia súc là hướng đi được bà con các xóm, bản đeo đuổi, duy trì. Theo ông Bùi Đức Miên,  Phó Chủ tịch UBND xã, nghề rừng đã thu hút 85% hộ dân trong xã tham gia, có xóm 100% số hộ trồng rừng. Đến nay, toàn xã trồng được hơn 2.500 ha rừng, không ít hộ trồng với diện tích lớn, hứa hẹn nguồn thu khá trong một vài năm tới. Cũng từ suy nghĩ về nghề rừng mà nhiều hộ dân ở xóm Tháu, xóm Sỹ... đã nhân rộng số lượng đàn ong, phát triển nghề nuôi ong lấy mật dựa vào rừng. Trưởng xóm Tháu Bùi Văn Tường là một trong những người đầu tiên thực hiện ý tưởng và duy trì thành công nghề nuôi ong mật ở đây. ông Tường cho biết: Rừng không chỉ mang lại lợi ích từ khai thác. Mấy năm nay, nhờ có rừng mà ông phát triển được hàng trăm đàn ong hàng ngày lên rừng hút mật hoa, chiều tối lại bay về tổ làm sẵn của gia đình. Bình quân mỗi năm, ông thu được khoảng 15 triệu đồng từ việc bán mật ong.  

Theo thống kê, toàn xã có tới hơn 80% hộ đang phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Sản phẩm mật ong của Lạc Sỹ được nhiều người biết đến, tin dùng bởi hương vị mật ngọt của núi, của rừng. Ngoài phát triển nghề rừng, nghề nuôi ong lấy mật thì chăn nuôi gia súc cũng là một nghề được bà con nơi đây tích cực mở rộng quy mô với tổng đàn gần 1.000 con trâu, bò, trên 1.000 con lợn. Tiềm năng du lịch đang được khai thác với nhiều khung dệt cổ, nhiều nếp nhà sàn nguyên bản được các gia đình ở đây cẩn trọng giữ gìn. Bản sắc văn hóa truyền thống người Mường Lạc Sỹ còn đằm thắm trong lời ăn, tiếng nói, cử chỉ của người già cùng lớp cháu con. Việc giữ gìn và phát triển du lịch ở xóm Tháu cũng là một nhân tố để nâng cao hơn nữa đời sống của người dân, góp phần cải thiện diện mạo quê nghèo.

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục