Các đảng viên tham gia CLB hưu trí TPHB nghiên cứu NQT.ư 4 trên báo Đảng.

Các đảng viên tham gia CLB hưu trí TPHB nghiên cứu NQT.ư 4 trên báo Đảng.

(HBĐT) - Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” như một “làn gió mới” và kỳ vọng là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB -ĐV. NQT.ư 4 cũng đang tạo một cuộc bàn luận sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân. Nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những ý kiến đóng góp vào việc triển khai thực hiện NQT.ư 4. PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy về vấn đề trên.

 

PV: Với tư cách là một đảng viên đã từng giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ tỉnh, theo ông về sự ra đời của NQ T.ư4 trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa như thế nào? 

Ông Nguyễn Văn Cửu: Kể từ khi T.ư họp Hội nghị lần thứ 4 ra Nghị quyết Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đây như là một làn gió mới làm phấn chấn toàn Đảng, toàn dân. Tạo thành một cuộc bàn luận sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân. Việc Đảng bàn về nội bộ mà lại thu hút được sự quan tâm của cả xã hội, điều đó thể hiện tình cảm sâu rộng và niềm tin của dân đối với Đảng là quá tốt. Tôi cũng rất mừng khi thấy BCH T.ư Đảng đã nhìn rõ thực trạng, chọn đúng, chọn trúng 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Đó là kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; khắc phục sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ, tình trạng đánh giá, bố trí cán bộ chưa đúng năng lực sở trường, làm giảm uy tín của Đảng; khắc phục tình trạng không xác định rõ trách nhiệm cá nhân, khi có sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm, tạo kẽ hở cho cách làm việc đến đâu hay đến đó. Qua NQ T.ư4, cho thấy, BCH T.ư Đảng đã báo động về thực trạng của Đảng, không né tránh nhưng rất bình tĩnh trong giải quyết. Bắt mạch, đúng bệnh và phương hướng chữa trị cũng hay, đó là đã nêu được hệ thống giải pháp đồng bộ nhưng có trọng tâm trọng điểm, kết hợp giữa chống và xây, đáp ứng yêu cầu công tác XDĐ trước mắt cũng như về lâu dài. 

PV: Như vậy, vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong công tác XDĐ là phải tránh nguy cơ tha hóa, biến chất trong Đảng? 

Ông Nguyễn Văn Cửu: Đúng vậy. NQ T.ư4 đã chỉ rõ thực trạng về những vấn đề cấp bách trong công tác XDĐ như mọi người dân đang kỳ vọng. Mong sao NQT.ư4 tạo được sự chuyển biến thật sự, tạo ra được một cuộc đấu tranh với các tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân của một bộ phận CBĐV. Trong những năm qua đã có nhiều lo lắng về Đảng, về bản chất Đảng, lo lắng mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế tác động vào Đảng. Khi trong Đảng cũng đã có sự phân hóa giàu - nghèo,  cái lo nhất là liệu chúng ta có còn giữ được lý tưởng của Đảng? Tôi sợ chủ nghĩa cá nhân sẽ che lấp lý tưởng mất. Từ đó, sự phai mờ dần về chính trị của một bộ phận CBĐV do lối sống giàu có xa hoa mà biến chất. Vì vậy, đợt học tập và thực hiện NQT.ư4 phải thật sâu rộng trong toàn Đảng,  toàn dân và cũng phải hành động thật sự. Phải có cơ chế phát động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, phát hiện và giám sát. Nhưng cũng cần phải có cơ chế để bảo vệ được người góp ý, tránh tình trạng biết nhưng không dám nói. 

PV: MTTQ và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội phải xây dựng được cơ chế giám sát để khuyến khích nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trong công tác XDĐ, xây dựng chính quyền, thưa ông?   

Ông Nguyễn Văn Cửu: NQT.ư 4 đang được các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi. Đó cũng là mong muốn từ lâu của nhân dân. Đây là Nghị quyết rất quan trọng và thực hiện được cũng không phải là dễ dàng. Muốn thực hiện Nghị quyết này, trước hết, Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới nếu không dựa vào nhân dân thì không thể làm được. Do vậy, mặt trận phải thật sự dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực sự nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân, tập hợp những ý kiến, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân để phản ánh với Đảng. Đồng thời, mặt trận cũng phát huy vai trò giám sát việc phê bình và tự phê bình trong Đảng một cách có hiệu quả góp phần xây dựng Đảng TSVM. 

PV: Vấn đề phê bình và tự phê bình được NQT.ư4 đặt ra là một biện pháp chủ yếu để thực hiện. Theo ông, cần phải tập trung vào những giải pháp nào để tạo đột phá trong vấn đề trên?

Ông Nguyễn Văn Cửu: Vấn đề phê bình và tự phê bình là một trong những nguyên lý của công tác XDĐ. Trước đây và hiện nay, công tác phê bình và tự phê bình vẫn được coi là một thứ vũ khí để chỉnh đốn Đảng có hiệu quả cao. Tức là mỗi CBĐV phải tự soi mình xem đã làm được việc gì tốt, việc gì xấu, có giữ được phẩm chất đạo đức lối sống không... Những năm gần đây, công tác phê bình và tự phê bình thực hiện không triệt để, chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất, những khuyết điểm thật sự phát sinh như tại sao quan liêu, lộng quyền, xa dân, sự giàu có khác thường... Một hiện tượng chưa đúng nữa là một số người gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ cho rằng động chạm tới sai lầm của cán bộ là động chạm tới uy tín của Đảng. Do vậy phải bảo vệ, không dám công khai kiểm điểm khuyết điểm của cán bộ. Cấp dưới không dám phê bình cấp trên. Do vậy, muốn thực hiện tốt NQ T.ư4 và làm tốt công tác XDĐ phải thường xuyên coi công tác phê bình và tự phê bình là một thứ vũ khí quan trọng. Muốn đẩy lùi được tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CBĐV, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng vì tham nhũng sẽ dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống. 

PV: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy Cán bộ là gốc của mọi công việc, quan điểm của ông trong  chăm lo xây dựng đội ngũ CBĐV gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần phải tập trung vào vấn đề cốt lõi gì? 

Ông Nguyễn Văn Cửu: Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Công việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh hiện nay theo tôi là có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, có nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo cơ bản. Bên cạnh lớp cán bộ trưởng thành có nhiều kinh nghiệm, đa số lớp cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, là con em các dân tộc trong tỉnh đây là vốn quý và là thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận đội ngũ cán bộ hiện nay còn nhiều nhược điểm so với yêu cầu công việc, năng lực, chất lượng chưa đồng đều, chưa ngang tầm với công việc được giao. Số ít có biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, vun vén vụ lợi chạy theo lợi ích vật chất, một số có tư tưởng tự ti, cục bộ địa phương, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao. 

Theo tôi mục tiêu chỉ đạo của công tác cán bộ thời gian tới là tạo sự chuyển biến đột phá về chất trong đội ngũ cán bộ. Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, hiểu biết rộng và chuyên sâu trên các lĩnh vực, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, hết mình với công việc. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nhân tài để có những người giỏi trên nhiều lĩnh vực KT -XH của tỉnh. Đặc biệt chú ý rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, thường xuyên lấy 19 điều đảng viên không được làm trong Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị để soi rọi. Lấy đó làm nội dung mà tự phê bình và phê bình trong nội bộ.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

 

                                                                                   Mạnh Hùng (TH)

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục