Buổi giao dịch định kỳ giữa các tổ TK&VV xã Phúc Tiến với NHCSXH huyện Kỳ Sơn.

Buổi giao dịch định kỳ giữa các tổ TK&VV xã Phúc Tiến với NHCSXH huyện Kỳ Sơn.

(HBĐT) - Bà Đinh Thị Thời, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) rất nhiệt tình với công việc của mình. Gần 10 năm gắn bó với công việc cũng là những năm tháng bà được gặp gỡ, chia sẻ, gần gũi với người nghèo, giúp đỡ, tạo điều kiện để người dân nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn.

 

Tổ của bà quản lý có 34 thành viên, dư nợ hơn 611 triệu đồng thực hiện 6 chương trình tín dụng. Bà Thời chia sẻ: Tham gia sinh hoạt tổ TK&VV, các hội viên có nhiều cái lợi: được phổ biến nhiều kiến thức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi vay vốn ưu đãi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để ứng dụng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Hơn thế, qua sinh hoạt tổ, các hộ dân đã có tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao hơn trong mọi việc, từ sử dụng vốn, trả nợ vay đến tham gia tích cực các buổi sinh hoạt, họp thôn, đóng góp quỹ, ngày công lao động công ích… đầy đủ hơn”. 

 

Anh Đinh Văn Tiến, thành viên tổ TK&VV của bà Thời phấn khởi cho biết: Được bà Thời giúp làm thủ tục vay vốn, hiện nhà tôi có tổng dư nợ trên 50 triệu đồng với 3 chương trình tín dụng là hộ nghèo, SXKD và nhà ở. Nhờ được vay vốn ưu đãi đầu tư vào trồng rừng, chăn nuôi lợn, giờ gia đình tôi đã thoát nghèo. Không chỉ gia đình tôi, nhiều hộ trong thôn đã thoát nghèo. Nếu không được vay vốn ưu đãi, không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có nhà để ở.

 

Bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, NHCSXH còn vận động các tổ TK&VV khi đã phát triển khá về kinh tế tiến hành gửi tiết kiệm, góp phần tạo thêm nguồn vốn vay, từng bước hình thành thói quen tiết kiệm cho người nghèo, giảm bớt khó khăn khi trả nợ.

 

Có một điều đáng ghi nhận trong hoạt động dẫn vốn của các tổ chức hội, đoàn thể là đã khéo léo kết hợp các buổi sinh hoạt với tuyên truyền sử dụng đồng vốn đúng mục đích bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây cũng là dịp để nâng cao trình độ của những người quản lý TK&VV, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở xác nhận đúng đối tượng cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, thực hiện tốt 6 công đoạn ủy thác với NHCSXH… Thực tiễn cho thấy, địa phương nào tổ chức tốt hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội với “chân rết” là các tổ TK&VV thì hiệu quả sử dụng đồng vốn tương đối cao. Điều này cũng giải thích vì sao nguồn vốn chính sách tuy nhỏ nhưng lại đi vào cuộc sống người dân nhanh và bền chặt như vậy. Bởi hơn ai hết, người làm công tác đoàn thể ở địa phương hiểu hội viên của mình cần gì.

 

Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Hiện nay toàn tỉnh có 210 điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn không có tình trạng xã, phường, thị trấn trắng điểm giao dịch với tổng số 2.903 tổ TK&VV của 4 tổ chức hội, đoàn thể với tổng dư nợ đạt trên 1.500 tỉ đồng.

 

Việc tổ chức giao dịch lưu động trên địa bàn thời gian qua đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với vốn ưu đãi góp phần tiết kiệm chi phí, hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không phải mất thời gian, công sức đến trụ sở ngân hàng mà vẫn được vay vốn, trả nợ, trả lãi...ngay tại trụ sở UBND xã. Đồng thời, thông qua các điểm giao dịch cũng giúp cho ngân hàng nắm rõ hơn cơ sở, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Để không ngừng phát huy vai trò của các điểm giao dịch, đưa vốn đến gần dân hơn, thời gian tới, NHCSXH tỉnh tiếp tục tuyên truyền các chính sách, văn bản mới...thông tin kịp thời trên các bảng thông báo. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các phòng giao dịch trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh lịch giao dịch theo thời gian đã quy đinh, công khai mọi thủ tục, chế độ liên quan đến đối tượng vay vốn là các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác...từ đó, nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng tiếp tục góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói - giảm nghèo ở địa phương.

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục