Bác Hồ nói chuyện với đại biểu dự  Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956. Ảnh: T.L

Bác Hồ nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Cách đây 47 năm, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mới trên 5 tháng, nhân dịp Tết Bính Tuất 1946, Bác Hồ đã có thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội...”.

 

Lời Bác dạy là sự khẳng định tất yếu của quy luật thiên nhiên và quy luật cuộc đời. Vì vậy, tuổi trẻ thời nào cũng phải có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Ngay những ngày đầu xuân Bính Tuất 1946, Bác đã có những lời dạy với thanh niên một cách thân tình và đầy sự trân trọng tin yêu. Lời Bác là lời của vị lãnh tụ tối cao của dân tộc trước vận mệnh của đất nước, mới bước qua những đêm dài nô lệ đứng lên với vị thế mới một nước tự do và độc lập mà thù trong, giặc ngoài đang đe dọa một nhà nước non trẻ.

Bác dạy “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” là muốn đặt lên vai thanh niên một trọng trách to lớn đối với xã hội, đất nước. Từ đó, Bác nói cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để tuổi trẻ dù ở tầng lớp nào cũng tiếp nhận được.

... “Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành “đời sống mới”.

- Hăng hái kiên quyết không sợ khó, sợ khổ.

- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.

- Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất, thì ta không chờ ai nhắc nhủ.

- Việc nên tránh (như tự tư, tự lợi) thì ta không đợi an ngăn ngừa.

Lời Bác dạy tuổi trẻ, trước một đất nước mới ra khỏi ách thống trị. Sau hơn 5 tháng Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập. Tuổi trẻ thấy vinh dự và tự hào khi Bác, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đặt lên vai mình trách nhiệm lớn lao đối với xã hội. Lời Bác dạy rõ ràng, cụ thể trong tình hình đất nước còn ngổn ngang trăm bề, kẻ thù luôn mưu toan bóp nát chính quyền trứng nước. Vì vậy, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội là vì những lẽ đó. Bác dạy tuổi trẻ không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, phải cần cù, chăm chỉ, siêng năng học hành, lao động đi đôi với tiết kiệm. Phải cần làm gì tuổi trẻ xung phong làm không chờ ai nhắc nhủ. Việc nên tránh Bác khuyên răn chớ nên tự tư, tự lợi thì không nên đợi ai ngăn ngừa. Lời Bác dạy sao mà rõ ràng, khúc triết, cụ thể. Lời dạy của Bác cách đây 67 năm vẫn ngời chân lý, vẫn nguyên giá trị.

 

Tháng 3 là tháng thanh niên, tuổi trẻ cả nước đang náo nức trên mọi trận tuyến với tinh thần năng động, sáng tạo của thời kỳ hội nhập. Màu áo xanh tình nguyện đang mang những hiểu biết, những tri thức đến vùng sâu, xa, khó khăn, đến từng bản làng đem đến những chủ trương, chính sách của Đảng. Thông cảm với nỗi khó khăn, thiếu thốn với đồng bào, biết chia sẻ, yêu thương góp phần xây dựng NTM. Thanh niên là cánh tay hậu bị của Đảng, tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên nơi cần thanh niên có, nơi khó có thanh niên, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của dân. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội bởi lẽ là sự gửi gắm, là sự mở đầu và cũng là sức  bật của phong trào. Thời đại nào tuổi trẻ vẫn là niềm hy vọng và sự tự hào của cả dân tộc. Đất nước hôm nay đang trên đà phát triển, đang mở ra nhiều triển vọng song cũng không ít khó khăn. Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, thanh niên cả nước đang đi đầu trong mọi lĩnh vực, như lời Bác dạy không sợ khó, sợ khổ. Tuổi trẻ đang hàng ngày cầm chắc tay súng giữ vững biên cương, biển đảo. Biết rằng đối đầu với kẻ xâm lược nhiều mưu toan trên biển Đông cần phải tự tin, dũng cảm. Sự tham lam, bành trướng của kẻ thù sẽ mài sắc ý chí tuổi trẻ để đất nước này mãi mãi vẹn toàn.

 

Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản, lời Bác dạy từ những ngày đầu của một nước độc lập luôn được tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ các dân tộc chúng ta nói riêng khắc sâu để học tập lao động với tinh thần “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

 

(1) Trang 81, sách Hồ Chí Minh về giáo dục, nhà xuất bản Thông Tấn.

 

 

                                                                  Văn Song (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục