Cán bộ tư pháp cấp xã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. (Tại hội nghị tâp huấn nghiệp vụ cho công chức tư pháp cấp xã năm 2013).

Cán bộ tư pháp cấp xã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. (Tại hội nghị tâp huấn nghiệp vụ cho công chức tư pháp cấp xã năm 2013).

(HBĐT) - Thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua, ngành Nội vụ đã có những nhận định: về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) từ cấp tỉnh tới cơ sở đã có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBCCVC có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt nâng cao chất lượng CBCCVC. Một trong giải pháp được quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay là tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

 

Sự quan tâm sâu sát đó được thể hiện bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể dài hạn, trung hạn và hàng năm. Từ năm 2010 đến nay, UBND đã lần lượt ban hành các Quyết định số 443 ngày 31/3/2010, số 494 ngày 6/4/2011, kế hoạch số 13 ngày 21/3/2012, về đào tạo bồi dưỡng CBCCVC chính quyền cơ sở hàng năm. Ngày 6/12/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1690 về đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015, Quyết định số  109 ngày 7/1/2012 phê hoạch quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020...

 

Nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho đội ngũ CBCCVC cấp xã, đặc biệt là cán bộ ngành LĐ-TB&XH, năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch mở 2 lớp trung cấp chuyên ngành LĐ-TB&XH hệ vừa học, vừa làm cho 88 học viên. Năm 2012, toàn tỉnh đã tổ chức được 27 lớp đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã cho 1.967 lượt CBCC. Trong đó, Sở Nội vụ tổ chức được 18 lớp với 1.177 học viên; Tỉnh đoàn tổ chức 2 lớp với 80 học viên; Hội Nông dân tỉnh tổ chức 4 lớp với 200 học viên; Sở LĐ-TB&XH tổ chức 3 lớp với 510 học viên. Dựa trên những kế hoạch đã được phê duyệt, trong 3 năm từ (2010-212), tỉnh đã dành kinh phí 23.102 triệu đồng để tổ chức 265 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 25.238 học viên. Hiện, tỉnh ta đang thực hiện chương trình tài liệu bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm đối với CCVC hàng năm là chủ yếu. Các bộ tài liệu này chủ yếu do các sở, ngành biên soạn dựa trên nhu cầu cập nhật kiến thức của ngành , từng lĩnh vực, địa phương. Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp  và thẩm định ý kiến của các sở, ngành liên quan, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, chức vụ lãnh đạo, quản lý (ở cấp tỉnh) do trường Chính trị tỉnh biên soạn có sự bổ sung, góp ý của Hội đồng thẩm định tỉnh, sau đó đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ban hành.

 

Để nâng cao hơn nữa chất lượng CBCC ở một số ngành chuyên biệt, thời gian qua, tỉnh đã cử 169 CBCCVC đi đào tạo sau đại học ở trong nước. Trong đó có 9 nghiên cứu sinh, 7 chuyên khoa II, 153 thạc sỹ, chuyên khoa I, cử 2 CCVC đi đào tạo ở nước ngoài , trong đó có 1 thạc sỹ và 1 tiến sỹ.

 

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã bám sát các quy định của Nhà nước, qua đó, cung cấp được những kiến thức cần thiết cho CBCCVC theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục dần việc đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng. Nhìn tổng thể, đội ngũ CBCCVC đã qua đào, bồi dưỡng đã được nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thực hiện tốt vị trí công việc được giao, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch CCVC và chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý theo quy định. Đặc biệt, với đội ngũ CBCC cấp xã: nếu như năm 2010, CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đạt 49%, đến năm 2012 đã tăng lên đạt 72,4%; trình độ lý luận chính trị  từ trung cấp trở lên đạt 73%.

 

Việc đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chủ yếu là bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn theo vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức QLNN theo chuẩn ngạch; đào tạo chuyên môn theo trung cấp theo tiêu chuẩn quy định đối với CBCC trong quy hoạch. Vì vậy, sau khi được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng, CCVC được sử dụng đúng vị trí, việc làm theo mục tiêu đặt ra.

 

Nhằm nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng CBCCVC được đào tạo trong thời gian tới, ngành Nội vụ đã đề nghị tỉnh tăng cường thêm nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt là bố trí giải ngân sớm kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã hàng năm để thực hiện có hiệu qủa mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 1956 của Chính phủ. Vì xây dựng đội ngũ CBCC vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc được giao luôn thực sự cần thiết và cần đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ  trung ương đến địa phương.

 

                                                                                               

                                                                   Thúy Hằng

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục