Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 về phát triển kinh tế nông nghiệp, đến nay, huyện Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi lên gần 900 ha. Trong ảnh: Nhân dân thị trấn Cao Phong chăm sóc vườn cam.

Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 về phát triển kinh tế nông nghiệp, đến nay, huyện Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi lên gần 900 ha. Trong ảnh: Nhân dân thị trấn Cao Phong chăm sóc vườn cam.

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra mục tiêu phấn đấu đưa huyện phát triển theo hướng NTM và trở thành huyện có mức phát triển khá của tỉnh vào năm 2015. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, nửa nhiệm kỳ qua, huyện Cao Phong đã có sự đổi mới rõ nét về phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền theo phương châm hướng về cơ sở, xác định các chương trình trọng tâm, công trình và địa bàn trọng điểm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Đồng chí Bùi Thanh Nịnh, Phó Bí thư TT Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện nhận định: Sự chuyển biến rõ nét nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ nửa nhiệm kỳ qua là Thường trực Huyện uỷ đã tổ chức tốt việc giao ban định kỳ hàng quý với 6 cụm trong huyện có sự tương đồng về phát triển KT-XH. Thông qua hình thức này, Thường trực đã nắm bắt được thông tin hai chiều, chỉ rõ những mặt mạnh, mặt yếu của từng xã, thị trấn để có sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH phù hợp. Song song với việc giao ban, Thường trực, BTV Huyện uỷ đã thành lập từng tổ công tác xuống các xã, thị trấn kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ thị, NQ của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ cấp trên. Đồng thời, thực hiện luân chuyển và tăng cường cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ chủ chốt ở xã, nhất là đối với những nơi còn thiếu và còn yếu. Qua đó đã củng cố được đội ngũ cán bộ cơ sở, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và đoàn kết, mang lại niềm tin cho nhân dân.

 

Theo đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện, xác định rõ thế mạnh của huyện là tài nguyên đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển một số loại cây công nghiệp và cây có múi. Do vậy, Đảng bộ huyện đưa ra định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, thu nhập lớn, hình thành vùng chuyên canh. Theo đó, mỗi năm, toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng khoảng 7.600 ha (đạt 96% NQĐH), trong đó, riêng diện tích cây lương thực có hạt trên 3.380 ha, tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt trên 15.760 tấn (đạt 107% chỉ tiêu NQĐH), diện tích cây mía các loại gần 2.500 ha, giá trị sản phẩm đạt 150 triệu đồng/ha. Trong 6 tháng đầu năm, huyện trồng mới 130 ha cam, quýt, nâng diện tích cây ăn quả có múi lên gần 900 ha. Đây là những cây trồng chủ lực, những năm gần đây có sự phát triển mạnh, sản phẩm bán ra được giá, thị trường ưa chuộng đã tạo thu nhập cao cho nhân dân. Hiện tại, huyện đang xúc tiến xây dựng cơ sở sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap, hứa hẹn sẽ mở rộng hướng đi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả có múi nói riêng.

 

Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất CN-TTCN, xây dựng trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng khá, chiếm 26% trong cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ, du lịch có bước phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 25% ( bằng 100% chỉ tiêu NQĐH), nhất là hoạt động du lịch bước đầu đã khai thác được tiềm năng phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, di tích lịch sử cách mạng... Hiện tại, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó, xác định các tuyến, cụm du lịch như: tuyến Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà gồm du lịch làng cổ dân tộc Mường, Dao với làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, thăm quan khu di tích lịch sử Cù Chính Lan, du lịch sinh thái hồ sông Đà kết hợp với văn hoá tâm linh, tuyến du lịch thăm quan di tích lịch sử văn hoá chùa Quèn Ang gắn với nguồn gốc sử thi Vườn hoa, núi Cối nổi tiếng của dân tộc Mường, điểm thăm quan chiến khu cách mạng Thạch Yên gắn với du lịch tâm linh chùa Khánh, xã Yên Thượng. Huyện cũng đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức công bố quyết định của Bộ VH-TT&DL về xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng, địa phận thị trấn Cao Phong... với kỳ vọng mở hướng phát triển mới cho ngành du lịch của huyện.

 

Dưới sự lãnh đạo phát triển toàn diện các ngành kinh tế theo mục tiêu, chỉ tiêu NQĐH Đảng bộ huyện đề ra, nửa nhiệm kỳ qua, huyện đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, trong đó, năm 2012 đạt 13,6%, dự kiến năm 2013 đạt trên 12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,6 triệu đồng/năm. Theo đánh giá của huyện, đến hết nhiệm kỳ sẽ vượt mục tiêu đề ra 24 triệu đồng/người/năm.

 

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân ổn định và ngày càng cải thiện là tiền đề quan trọng để Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo địa phương đạt được mục tiêu trên các lĩnh vực VH-XH, QP-AN, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Theo đó, đến nay, Cao Phong đã có 6/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó độ che phủ rừng đạt 53,56% (tăng 0,56% chỉ tiêu NQ); 100% xóm có điện lưới quốc gia và 99% hộ dân được sử dụng điện (đạt 100% chỉ tiêu NQ); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1% (đạt chỉ tiêu NQĐH); giải quyết việc làm mới cho 1.200 lao động (đạt 150% chỉ tiêu NQĐH) và mỗi năm, toàn huyện kết nạp được 150 đảng viên mới (đạt chỉ tiêu NQĐH). Kết quả đạt được sau nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện ngoài việc bắt nguồn từ sự nỗ lực trong đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền trên các mặt công tác, còn có sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công -  Phó Bí thư TT Huyện uỷ Bùi Thanh Nịnh khẳng định.

 

 

                                                                          Hoàng Nga

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục