Mô hình trồng đắng lấy hạt ở xóm Chiềng, xã Mai Hạ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được Đảng bộ xã coi là một hướng đi hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Mô hình trồng đắng lấy hạt ở xóm Chiềng, xã Mai Hạ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được Đảng bộ xã coi là một hướng đi hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

(HBĐT) - Mặc dù lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT- XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng luôn quán triệt phương châm “Mỗi CBĐV phải luôn gần dân, sát địa bàn, nắm sâu cơ sở”, Đảng bộ xã Mai Hạ (Mai Châu) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy tốt vai trò lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế góp phần đưa Mai Hạ trở thành một trong những điểm sáng của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi.

 

Tính đến nay, toàn Đảng bộ xã Mai Hạ có 9 chi bộ gồm có 5 chi bộ thôn xóm, 3 chi bộ cơ quan và 1 chi bộ nhà trường với 156 đảng viên. Những năm qua, Đảng bộ xã đã thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBĐV và nhân dân. Nhờ đó, nhận thức của CBĐV và nhân dân đã được nâng lên. Theo Bí thư Đảng ủy xã Mai Hạ Vì Trọng Phiều: mặc dù không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất sản xuất ít nhưng trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết ĐHĐB huyện và Nghị quyết ĐHĐB xã, Mai Hạ đã tích cực phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ CBĐV trong đi đầu, gương mẫu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và phát huy nguồn lực địa phương để phát triển KT - XH, từng bước nâng cao đời sống người dân.

 

Theo thống kê, toàn xã hiện có 215 ha đất lúa, ngoài ra vẫn duy trì ổn định từ 140 - 149 ha đất trồng màu. Với diện tích trên, nếu tiếp tục duy trì sản xuất theo lối canh tác cũ, lạc hậu, đời sống người dân cũng chỉ tạm đủ ăn. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất của người dân còn hạn chế nên đã tác động không nhỏ đến việc phát triển KT - XH. Xác định rõ những khó khăn đó, Đảng bộ xã đã tập trung ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về phát triển kinh tế kịp thời đôn đốc, chỉ đạo nhân dân thực hiện. Đồng thời, tiến hành rà soát, quy hoạch lại đất đai canh tác, xây dựng kế hoạch phát triển với các loại cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tích cực góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Cùng với đó, được sự đầu tư của Nhà nước, hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng ở Mai Hạ đã từng bước hoàn thiện, tạo tiền đề quan trọng cho nhân dân mở rộng diện tích gieo trồng, phá thế độc canh cây lúa, tập trung mở rộng diện tích trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như: lạc, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp đắng lấy hạt... Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các mô hình khuyến nông, khuyến lâm được áp dụng rộng rãi, tạo điều kiện cho các hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Nếu như trước đây, người dân chỉ chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ, chủ yếu cung cấp cho gia đình, đến nay, lĩnh vực chăn nuôi cũng đã được người dân tập trung nguồn lực đầu tư theo quy mô chăn nuôi tập trung. Theo thống kê, tính đến hết tháng 6, tổng đàn trâu, bò của toàn xã có trên 650 con, trên 25.000 con đàn gia cầm có được các hộ đầu tư chăn nuôi tập trung mang tính chất hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, đời sống người dân ở Mai Hạ được nâng lên. Có nhiều hộ gia đình từng bước thoát nghèo. Bí thư Đảng ủy xã Mai Hạ, Vì Trọng Phiều cho biết thêm: Những chuyển biến về tư duy phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có được là do Đảng bộ xã đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa cấp ủy, chi bộ, CBĐV với nhân dân. Từ đó đã thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất ở từng thôn, xóm và giữa các gia đình với nhau. Nhờ đó, đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người ở xã lên mức 11 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm xuống còn 32%.

 

Cùng với phát triển kinh tế, sự nghiệp VH - XH ở Mai Hạ những năm qua cũng đã không ngừng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tính đến hết tháng 8 cả xã đã có 94% đường nội xóm được bê tông hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 94% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh. Hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng trường lớp học được đầu tư khang trang. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao với số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Hàng năm huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Nhiều năm liền, xã được công nhận đạt phổ cập mầm non 5 tuổi. Năm học 2012 – 2013, trường Tiểu học Mai Hạ được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tuyên truyền phòng - chống dịch bệnh luôn được quan tâm. Nhờ đó, trong nhiều năm liền, Mai Hạ không để xảy ra dịch bệnh. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của xã hiện chỉ còn 0,195%, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từng bước được cải thiện. Đến nay 100% người dân trong xã tham gia bảo hiểm y tế. Phong trào văn hóa - văn nghệ, TDTT tiếp tục được duy trì, củng cố và phát triển. Hiện, toàn xã có 6 đội văn nghệ, 6 đội bóng đá, 2 đội bóng chuyền và 2 CLB bóng bàn đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia. An ninh nông thôn tiếp tục được giữ vững, đã tạo điều kiện cho sự phát triển KT - XH.        

Những thành tích đạt được ở Mai Hạ đều bắt nguồn từ vai trò lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ xã. Trong đó, vai trò của đội ngũ CBĐV được phát huy, luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc. Quy chế dân chủ luôn được phát huy khi việc gì Chi bộ cũng công khai, dân chủ bàn bạc. Khi đã thành nghị quyết rồi mới đưa ra bàn bạc tiếp với dân. Từ ý kiến đóng góp của dân chi bộ, Đảng bộ sẽ  điều chỉnh lại chủ trương cho thật sát với thực tế ở cơ sở. Từ đó tạo được tính thuyết phục và sức mạnh trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt Chi bộ, Đảng bộ ở Mai Hạ luôn gắn liền với thực tế, không rườm rà, vụn vặt mà tập trung bàn cách làm ăn, tập trung bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, bức xúc từ cơ sở, nhất là trong công tác xóa đói - giảm nghèo, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các chi bộ phân công các cấp uỷ viên; các tổ chức đoàn thể phân công hội viên, đoàn viên giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn trong phát triển kinh tế với nhiều hình thức như kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ về giống, vốn... Có thể nói, chính từ việc gần dân, sâu sâu sát địa bàn, cơ sở, thể hiện rõ vai trò tiền phong, vai trò lãnh đạo nhân dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH đã tạo và củng cố được niềm tin trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng. Cũng chính nhờ đó, qua phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng của xã hàng năm luôn có 100% đảng viên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó có nhiều đảng viên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đảng bộ xã trong nhiều năm liền đạt TSVM.        

                                                                                    

 

                                                     Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục