Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 23/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hưng Yên thảo luận ở tổ tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp năm 1992.

 

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII trên cơ sở chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của nhân dân và tiếp tục được nghiên cứu, chỉnh sửa sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan ở Trung ương, địa phương và nhân dân cả nước. Đến nay, Dự thảo gồm 11 chương, 120 điều (giảm 4 điều so với Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5) tiếp tục được đưa xem xét, thông qua tại kỳ họp thư 6 này. Tại buổi thảo luận ở tổ, đã có 11 ý kiến phát biểu tập trung chủ yếu vào những vấn đề còn có ý kiến khác nhau do Đoàn thư ký kỳ họp gợi ý:

 

Về chế độ chính trị, các đại biểu nhất trí cao với tên nước là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhất trí với Dự thảo, về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Dự thảo lần này quy định rõ ràng và cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thống nhất quản lý nhà nước đối với đất đai và các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Về quy định thu hồi đất (khoản 3, Điều 54) để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện linh hoạt cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay. Tuy nhiên đề nghị Dự thảo cần có quy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường. Điều 51 (sửa đổi, bổ sung các Điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25), các đại biểu thống nhất về sự chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Do vậy cần hiến định vai trò của nền kinh tế nhà nước trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để thể hiện hạ tầng kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò trong định hướng, điều tiết nền kinh tế thị trường ở nước ta.

 

Điều 114, chính quyền địa phương, nhiều đại biểu có ý kiến, chúng ta thực hiện thí điểm bỏ HĐND đã có nhiều ý kiến khác nhau, giờ chính quyền địa phương là cơ chế quản lý mới, mạnh, đặc thù, nhiều quyền hơn so với HĐND, dễ sinh ra sự so sánh, đơn vị nào cũng muốn chuyển thành chính quyền địa phương. Đồng thời, các đại biểu nhất trí với quan điểm đổi mới tổ chức chính quyền địa phương theo hướng phân biệt tổ chức chính quyền đô thị, và chính quyền nông thôn, tổ chức chính quyền phù hợp với các địa phương có tính đặc thù như đặc khu kinh tế, hải đảo tại Điều 111, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tuy nhiên đề nghị cần hiến định cụ thể về tổ chức của chính quyền địa phương tại điều này, tránh quy định ở tầm luật định, sau này khi sửa Luật HĐND và UBND là rất khó.

 

Về quy định tại Điều 34 (mới) Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. Điều 47 (sửa đổi, bổ sung Điều 80) Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Các đại biểu cho rằng, quy định còn chung chung, đề nghị dự thảo cần quy định chi tiết và rõ hơn. Về cơ quan Bảo hiến các đại biểu cho rằng không nhất thiết phải thành lâp, quy định như hiện nay là phù hợp, vì người dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, thông qua Quốc hội, HĐND… Quy định như dự thảo cũng đã thể hiện được đầy đủ các quyền nhân dân./.

 

 

         Bùi Mạnh Cường

(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục