Đội ngũ công nhân lao động tỉnh ta tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Ảnh: Công nhân Công ty May mặc Midori (KCN Lương Sơn) thi đua lao động SX nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc. Ảnh: P.V

Đội ngũ công nhân lao động tỉnh ta tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Ảnh: Công nhân Công ty May mặc Midori (KCN Lương Sơn) thi đua lao động SX nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Ngày 11/6/1948, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người xác định “bổn phận của người dân Việt Nam bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua nhau...”.

 

Người kêu gọi một cách ân cần, tha thiết: “Các cụ phụ lão thi đua đôn đốc con, cháu hăng hái tham gia mọi công việc, các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn. Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp. Đồng bào công nông thi đua sản xuất. Đồng bào công nông thi đua sản xuất. Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh. Nhân viên Chính phủ thi đua tận tuỵ làm việc phụng sự nhân dân. Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng. (1).

 

Lời kêu gọi thi đua của Bác gửi đến mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi với tinh thần ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Nội dung thi đua là vận động mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân làm tốt hơn công việc hàng ngày. Công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua. Theo Bác phát động thi đua là biết dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để đem lại hạnh phúc cho dân. Bác dặn: “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”, câu nói ngắn gọn, có tính khẳng định chứa đựng toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của thi đua. Để thi đua đạt kết quả, Bác căn dặn “Phải có kế hoạch tỉ mỉ từng đơn vị, từng gia đình, kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng. Cần có sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể đặc biệt, cấp uỷ, đảng viên phải gương mẫu”. (2).

 

Với Bác đã nói thì phải làm, lý luận đi đôi với thực tiễn, không có kiểu “đánh trống, bỏ dùi”, “phát mà không động”. Chống hình thức, trống rong, cờ mở nhưng rồi không có phong trào thực sự. Một trong những bí quyết để giữ vững phong trào thi đua diễn ra liên tục và toàn diện theo Bác là phải “dựa vào quần chúng mà phát động phong trào. Phải làm cho quần chúng luôn tin tưởng phấn khởi”.

 

Mỗi lần phát động thi đua  là phải có sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, nêu gương, khen thưởng. Bác viết “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

 

Từ năm 1959, Bác đã đích thân khởi động phong trào “người tốt, việc tốt”. Những gương đó sau này được các nhà xuất bản tuyển chọn in thành các tập “Vì nước, vì dân”, “việc nhỏ, nghĩa lớn” , “dũng cảm, đảm đang” có tác dụng rất lớn trong nhân dân.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến vấn đề thi đua ái quốc, coi thi đua là một bộ phận không thể thiếu được trong công việc quản lý Nhà nước.

 

Nhìn lại chặng đường cách mạng đã qua, phong trào thi đua ái quốc do Bác Hồ khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo đã trở thành cao trào hành động cách mạng lôi cuốn cả dân tộc với khí thế ba sẵn sàng, ba đảm đang góp phần làm nên chiến thắng trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của nhân dân ta. Trong suốt 24 năm trên cương vị nguyên thủ quốc gia, Bác Hồ vô vàn kính yêu của nhân dân ta đã thực sự quan tâm đến cuộc vận động thi đua ái quốc, từ những việc lớn đến việc nhỏ. Bác Hồ đã chỉ đạo một cách cụ thể thúc đẩy phong trào cách mạng không ngừng tiến lên. Và chính bản thân Người cũng đã hòa mình vào phong trào thi đua ái quốc.

 

Lời kêu gọi của Bác Hồ đã trên nửa thế kỷ nhưng trong thực tiễn cách mạng hiện nay, thi đua ái quốc lại càng mang tính thời sự đặc biệt. Khi đất nước đang phải đấu tranh với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì hơn lúc nào hết, 90 triệu đồng bào trong và ngoài nước ra sức thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực, đoàn kết xung quanh Đảng, Quốc hội, Chính phủ để sức mạnh chính nghĩa được phát huy, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc thân yêu.

 

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ mãi là lời kêu gọi thiêng liêng đối với nhân dân ta hơn bao giờ hết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

 

 

Ghi chú:

1, 2. Báo Cứu quốc số 968 ngày 10/6/1948.    

 

 

                                                                         Văn Song (T.T.V)

 

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục