Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đại biểu dự Ðại hội các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đại biểu dự Ðại hội các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)

Thăm và làm việc tại Ninh Bình, ngày 12-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng và Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 20. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Tỉnh Ninh Bình cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong phát triển công nghiệp, chú trọng nâng tăng trưởng trong nông nghiệp để nâng cao đời sống cho phần lớn lao động nông thôn hiện nay.

 

Trước đó, Chủ tịch nước đã yêu cầu các bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh trao đổi kỹ về các lĩnh vực: Thu hút đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng, khai thác dịch vụ du lịch, chăm lo đời sống dân sinh, xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch nước hoan nghênh những ý kiến thẳng thắn từ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, xem đây là yếu tố tích cực để chỉ ra những bất cập.

Chủ tịch nước biểu dương Ninh Bình đã giữ được mức tăng trưởng hợp lý trong thời gian qua; vừa bảo đảm hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ Ðại hội XI của Ðảng đã đề ra, vừa chuẩn bị tiền đề cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Chủ tịch nước đánh giá cao ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình; cho rằng trong bối cảnh đầu tư của Trung ương chưa nhiều, việc các địa phương chủ động, sáng tạo huy động các nguồn lực xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống của người dân, góp phần xây dựng nền tảng chính trị, tạo lòng tin cho dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực: Giảm nhanh tỷ lệ nghèo, an ninh chính trị cơ bản tốt, trong thời gian hơn một năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ, Ninh Bình cần tập trung mọi nguồn lực khắc phục nhanh những hạn chế.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch nước lưu ý tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập lao động nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Do vậy, Ninh Bình cần hết sức chú ý cân đối và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Chủ tịch nước nêu rõ, Ninh Bình phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ địa phương đi lên từ cơ sở; có cách làm mạnh dạn sáng tạo, chứng minh được năng lực thực tế.

Báo cáo Chủ tịch nước kết quả phát triển trên các lĩnh vực của tỉnh Ninh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng trưởng cao, hợp lý trong điều kiện còn nhiều khó khăn; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2013 tăng 22,5%, cao hơn mục tiêu 6,5%. Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong ba năm từ 2011 đến năm 2013, đã có 1.448 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký bình quân đạt 13,2 tỷ đồng/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ninh Bình đề xuất Trung ương cho phép tỉnh xây dựng dự án quốc gia về bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cố đô Hoa Lư ngang tầm vị trí và đóng góp của các triều đại Ðinh, Lê, Lý; kiến nghị Trung ương có cơ chế đặc thù hỗ trợ cho Ninh Bình để bảo vệ và phát huy quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; nghiên cứu điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện một số ưu đãi phù hợp với thực tế để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; cho phép xây dựng dự án nạo vét gắn với chỉnh trị Cửa Ðáy và kết hợp quai đê Bình Minh 4; xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản Kim Sơn; tập trung đầu tư để sớm hoàn thiện dự án Công viên động vật hoang dã.

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ðoàn công tác đã đến dự và phát biểu ý kiến tại Ðại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 2014 - 2019) các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày của tỉnh Ninh Bình. Chủ tịch nước xúc động khi được gặp lại hơn 250 đại biểu đại diện cho hơn 400 đồng chí, đồng đội tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bị địch bắt, tù đày. Ðó là những chiến sĩ cách mạng trung kiên, bất khuất vượt qua mọi cực hình tra tấn của kẻ thù, giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chủ tịch nước vui mừng khi trở về, các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày đều tham gia phong trào ở địa phương, góp phần thắng lợi trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ an ninh thôn, xóm. Ðồng thời tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Mỗi gia đình các chiến sĩ bị địch bắt, tù đày là một điểm sáng trong phong trào "xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư".

Trong chuyến công tác tại Ninh Bình, Chủ tịch nước đã đến thăm Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Ðồng Giao; Công ty TNHH Thép Kyoei và thăm Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản vừa được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới; dâng hương tại đền thờ danh nhân Trương Hán Siêu.

 

                                                                     Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục