Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu.      Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)

Chiều 8-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Ðoàn đại biểu quốc tế tham dự Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2014. Festival là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam chỉ đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam thực hiện. Khởi xướng từ năm 1993, Festival Âm nhạc mới Á - Âu đã được tổ chức 11 lần với sự tham dự của 45 quốc gia tại hai châu lục. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Á đăng cai tổ chức sự kiện âm nhạc quốc tế này.

 

Tại buổi gặp mặt, các nghệ sĩ đến từ hơn 30 quốc gia tham dự Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2014 tại Việt Nam bày tỏ những cảm nhận, ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời khẳng định việc giới thiệu các tác phẩm âm nhạc mới trong Festival năm nay là dịp để giao lưu, trao đổi văn hóa, thắt chặt thêm tình cảm đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

Nhiệt liệt chào mừng các nghệ sĩ tham dự Festival, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn tình cảm mà các nghệ sĩ quốc tế dành cho Việt Nam, đồng thời khẳng định âm nhạc không chỉ là cầu nối giữa từng cá nhân với gia đình, bạn bè mà còn là cầu nối giữa các quốc gia, khu vực. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử và âm nhạc chính là sợi dây kết nối 54 dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chủ tịch nước chúc Festival thành công rực rỡ, bày tỏ tin tưởng Festival sẽ giúp khán giả, nghệ sĩ các nước hiểu hơn về những giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam như: ca trù, quan họ, cồng chiêng Tây Nguyên..., những loại hình văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

* Tối cùng ngày, Festival Âm nhạc mới Á - Âu đã được khai mạc tại Nhà hát thành phố Hà Nội. Ðến dự có Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, cùng đông đảo nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế. Phát biểu chào mừng Festival, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc mở rộng quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa được Ðảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm ủng hộ. Sự kiện Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2014 được tổ chức tại Việt Nam là biểu hiện sinh động về sự hòa nhập bình đẳng, cùng phát triển của các quốc gia Á - Âu. Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh và đánh giá cao việc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề xướng tổ chức Festival Âm nhạc Á-Âu lần đầu tiên tại Việt Nam; tin tưởng Festival sẽ là ngày hội âm nhạc, là nơi hội tụ những nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu thế giới nhằm tìm hiểu, giới thiệu những giá trị nghệ thuật, đất nước, con người, bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các nước Á - Âu.

Tại lễ khai mạc đã diễn ra chương trình hòa nhạc giao hưởng đặc biệt với gần mười tiết mục của các nghệ sĩ đến từ các quốc gia: Pháp, Na Uy, U-dơ-bê-ki-xtan, Ô-xtrây-li-a, Nga,... Ðoàn nghệ sĩ Việt Nam mang đến hai tác phẩm giao hưởng "Ðiểm hẹn" (nhạc sĩ Nguyễn Thiên Ðạo) và "Ðối thoại" viết cho đàn bầu và dàn nhạc (nhạc sĩ Ðỗ Hồng Quân). Festival kéo dài từ ngày 8 đến 12-10 tại Hà Nội và Quảng Ninh, bao gồm bảy chương trình biểu diễn chính thức và một số chương trình hòa nhạc ở nhiều hình thức, thể loại.

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục