Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu tại hội trường.

Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Sáng 17/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường đánh giá về báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu đánh giá vào báo cáo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình bày tỏ rất đồng tình với cách làm của Quốc hội lần này.

 

Tại kỳ họp này, đại biểu Quốc hội được trao đổi về nội dung Báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết chất vấn tại kỳ họp trước. Về góp ý vào báo cáo tôi xin đề cập tới lĩnh vực nội vụ, trong đó phần 3 nói về kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Cũng tại kỳ họp này, Hội đồng Dân tộc cũng có gửi đến các vị đại biểu Quốc hội Báo cáo giám sát về kết quả thực hiện chính sách đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số trong thời gian vừa qua. Đánh giá kết quả đạt được, báo cáo cũng đã nêu khá phù hợp với Báo cáo của Chính phủ đã trình bày tại kỳ họp này. Chính phủ đã xây dựng được đề án phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, quan tâm, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, ưu tiên tuyển dụng và phân công công tác phù hợp với cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong Báo cáo giám sát, qua kết quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, chúng tôi tham gia cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề đáng quan tâm về cán bộ là người dân tộc thiểu số. Trong đó có một số vấn đề chúng tôi chuyển tới Quốc hội và tới Chính phủ cụ thể là:

 

Một là, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ khá thấp so với tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở ngay trong cùng một địa bàn. Trước đây, cán bộ người dân tộc thiểu số so với dân tộc thiểu số ở bản địa chiếm tỷ lệ khá. Nhưng thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chính sách của chúng ta tác động tới, nên cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ngày càng thấp. Cá biệt, có những địa phương chúng tôi đến, chính sách cán bộ dân tộc thiểu số chưa tới các địa phương.

 

Hai là, cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số công tác ở các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, kinh tế, kế hoạch đầu tư, những lĩnh vực, những ngành có vai trò quyết định là rất hạn chế. Chủ yếu công tác ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

 

Ba là, càng lên cấp cao cán bộ dân tộc thiểu số càng ít. Ở địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như cấp xã còn có cán bộ dân tộc thiểu số. Nhưng lên đến cấp huyện, cấp tỉnh thì tỷ lệ này ngày càng thấp. Ở tỉnh Hòa Bình dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá, 80-90%, nhưng qua kết quả giám sát thì tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm trên 40%, tỷ lệ này ngày càng giảm, cơ cấu chủ yếu là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cán bộ công tác Đảng và đoàn thể, còn các ngành quan trọng thì hầu như cán bộ dân tộc thiểu số rất ít.

 

Bốn là cơ cấu ngạch cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số hoặc cán bộ dân tộc thiểu số có hàm học vị tiến sĩ, sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, nên công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với cán bộ dân tộc thiểu số rất khó khăn. Nguyên nhân được xác định nhiều, qua thực tế chúng tôi cho là có 3 nhóm nguyên nhân:

 

Thứ nhất là hệ thống chính sách, pháp luật của chúng ta đối với cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, tính khả thi không cao. Ví dụ như Luật cán bộ, công chức không có các quy định về quy hoạch cán bộ. Trong khi đó quy hoạch được coi là khâu quan trọng và quyết định để thực hiện chính sách cán bộ. Không có quy hoạch thì không có đào tạo, bồi dưỡng, không có luân chuyển, không có bổ nhiệm, không có điều động. Nhưng Luật cán bộ, công chức và chính sách, pháp luật về cán bộ, công chức của chúng ta chưa đề cập nội dung này. Cho nên việc đưa cán bộ dân tộc thiểu số vào quy hoạch để luân chuyển, để đào tạo, bồi dưỡng, để trở thành cán bộ cốt cán khá khó khăn.

 

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về cán bộ dân tộc thiểu số, nhiều nơi làm chưa tốt, chưa có sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thiếu cụ thể các quy định của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ dân tộc thiểu số.

 

Thứ ba, bản thân cán bộ dân tộc thiểu số nhiều trường hợp cũng chưa có cố gắng, còn ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán. Một số ít còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chưa nỗ lực để khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp công tác.

 

Từ thực trạng trên, chúng tôi xin chuyển tới Chính phủ 2 kiến nghị:

 

Một, cần khẩn trương rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật về cán bộ dân tộc thiểu số. Cụ thể, nghiên cứu bổ sung quy định công tác quy hoạch và công tác cán bộ, công chức. Chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên, người dân tộc thiểu số, đặc biệt là bố trí công tác cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường. Chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, là người địa phương, chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nâng ngạch bậc đối với cán bộ là dân tộc thiểu số công tác ở các địa phương. Chế độ, chính sách cho các cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

 

Hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số. Sớm khắc phục những tồn tại, yếu kém và kiên quyết xử lý các hành vi, các vi phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ trong thực hiện chính sách, pháp luật, đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số.

 

Vấn đề thứ hai đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi quan tâm, đó là việc ban hành cơ chế, chính sách về đảm bảo đời sống cho người dân tái định cư, hậu thủy điện. Sau kết quả trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước thì Chính phủ, đặc biệt Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất quan tâm, các bộ, ngành cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi cho các chính sách cụ thể để người dân được hưởng, để sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện nay thì vẫn còn rất chậm. Cử tri tỉnh Hòa Bình cũng chuyển tới Quốc hội, tới Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, thực hiện quyết liệt hơn.

 

 

                             

                                        Bích Ngọc 

             Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục