Nhân dịp Đại hội đồng IPU-132 bế mạc và thành công tốt đẹp, ra Tuyên bố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (QH) Trần Văn Hằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức IPU-132 đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về những kết quả của sự kiện rất quan trọng này.

 

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của Tuyên bố Hà Nội vừa được thông qua tại Đại hội đồng IPU-132 ?

Đồng chí Trần Văn Hằng: Chiều qua, Đại hội đồng IPU-132 đã đồng thuận nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội, đây là sáng kiến của Việt Nam ngay từ khi chúng ta đề nghị đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU-132. Tuyên bố Hà Nội là dấu ấn quan trọng, đúng thời điểm giao thời giữa hai quá trình phát triển. Năm 2015, là năm cuối cùng Việt Nam hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ, chuyển sang giai đoạn 15 năm mới. Chủ đề này gắn trực tiếp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong nhiều năm tới.

Tuyên bố Hà Nội được đưa ra tại Đại hội đồng lần này, và Chủ tịch QH ta vinh dự được bầu là Chủ tịch Đại hội đồng IPU-132, có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều đó khẳng định kết quả của kỳ họp, thể hiện cam kết mạnh mẽ của các nghị viện, trong đó có QH Việt Nam về chủ đề thảo luận của Đại hội đồng lần này là "Các Mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động".

Tuyên bố Hà Nội tại Việt Nam là dấu mốc lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng của IPU, tạo nên giá trị cao hơn của IPU, khi tháng 9 năm nay, Liên hợp quốc (LHQ) kỷ niệm 70 năm thành lập và thông qua Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Đây sẽ là một tài liệu quan trọng chính thức của IPU được gửi tới Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan lập pháp (dự kiến tổ chức tại TP Niu Oóc, Mỹ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9), và sau đó chuyển tới Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Các mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức ngay trước thềm Đại hội đồng LHQ khóa 70. Tuyên bố Hà Nội thể hiện sự đóng góp tích cực của IPU đối với các vấn đề quan tâm chung của LHQ và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố Hà Nội khẳng định thành công của Đại hội đồng IPU-132, khẳng định Nghị viện sẽ góp phần hỗ trợ Chính phủ các nước thành viên thực hiện tốt các mục tiêu trên, đáp ứng quan tâm và kỳ vọng của người dân về một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Tuyên bố khẳng định sự phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm phải dựa trên việc thực hiện tất cả các quyền của con người, xóa đói, giảm nghèo dưới mọi hình thức, xóa bỏ bất bình đẳng, thực hiện bình đẳng giới... Điều này đòi hỏi phải có hòa bình và an ninh quốc tế dựa trên sự tôn trọng đầy đủ Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó diễn biến căng thẳng, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tranh chấp trên Biển Đông và một số khu vực khác gây ảnh hưởng tình hình an ninh quốc tế và khu vực, việc Tuyên bố Hà Nội khẳng định lại việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và Luật pháp quốc tế bao gồm: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình...

Các Nghị viện thành viên của IPU không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển, người dân đều yêu chuộng hòa bình, vì thế các nước đều có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc này của LHQ và Luật pháp quốc tế, thể hiện qua sự nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết kết quả công tác tổ chức sự kiện quan trọng này tại Thủ đô Hà Nội ?

Đồng chí Trần Văn Hằng: Phải nói rằng đây là một kỳ Đại hội đồng IPU có số lượng đoàn khách quốc tế tham gia nhiều nhất, số lượng lãnh đạo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội tham gia nhiều nhất. Có những nước Đoàn tham gia cả Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện, có nước đi có cả Chủ tịch QH và các Phó Chủ tịch QH.Điều đó cho thấy mối quan tâm của nghị viện, nghị sĩ các nước cũng như nhân dân các nước trên thế giới đối với chủ đề chúng ta đề xuất "Các Mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động".

Dịp đến Hà Nội, các nghị sĩ mang theo những ý nguyện, đề xuất của nhân dân nước mình, có dịp trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các nghị viện và học tập kinh nghiệm lẫn nhau tại diễn đàn tầm vóc quan trọng nhất này, đóng góp vào việc xây dựng và thông qua các Nghị quyết. Tại các phiên họp Đại hội đồng chung và các cuộc họp các Ủy ban thường trực và các hội nghị liên quan khác, đại diện các đoàn tham gia rất sôi nổi, có cuộc họp có tới gần 100 ý kiến thảo luận, chẳng hạn như vấn đề bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ tham gia hoạt động chính trị. Nhiều đoàn tới dự Đại hội đồng đã đề ra các kế hoạch rất cụ thể của Nghị viện, mối liên hệ giữa cơ quan này và Chính phủ các nước thực hiện các mục tiêu phát triển trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, Tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Đại hội đồng IPU- 132 thể hiện sự chủ động và tích cực của QH Việt Nam trong hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của QH Việt Nam; góp phần nâng cao vị thế của QH Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

Đại hội đồng IPU-132 đã kết thúc thành công với việc thông qua Tuyên bố Hà Nội chính là kết quả của sự nỗ lực, đóng góp, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, QH và nhân dân Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà, trên tất cả các khâu: Từ nội dung đến công tác tổ chức hội nghị, công tác lễ tân, hậu cần, đến công tác thông tin, truyền thông, an ninh. Tất cả đều với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, hướng tới tính chuyên nghiệp, bài bản, thể hiện sự trọng thị, mến khách, chân thành, cởi mở, trên tinh thần đoàn kết và hữu nghị.

Qua kỳ họp Đại hội đồng IPU-132, đại biểu quốc tế từ các nơi đến Hà Nội, đặc biệt Ngài Chủ tịch IPU, các vị lãnh đạo IPU và nhiều nhà lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện, đều tỏ lòng trân trọng cảm ơn, phát biểu đánh giá khách quan và khẳng định sự thành công của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức Hội nghị. Các đại biểu, khách quý khẳng định hình ảnh của Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình, hiếu khách, một thành viên tích cực, chủ động của IPU.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

 

 

                                                                       Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục