Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại biểu hai nước tại lễ ký Hiệp định VKFTA. Ảnh: TRẦN HẢI

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại biểu hai nước tại lễ ký Hiệp định VKFTA. Ảnh: TRẦN HẢI

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chứng kiến lễ ký

Sáng 5-5, tại Trụ sở Chính phủ, được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Y-un Xang-chích chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chứng kiến lễ ký.

 

Sau hơn hai năm đàm phán với tám vòng đàm phán chính thức và tám vòng đàm phán cấp Trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, hai bên đã thống nhất toàn bộ nội dung VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích. Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa; Thương mại Dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân); Ðầu tư; Sở hữu trí tuệ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Quy tắc xuất xứ; Thuận lợi hóa hải quan; Phòng vệ thương mại; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại Ðiện tử; Cạnh tranh; Hợp tác kinh tế; Thể chế và Pháp lý.

Quá trình đàm phán, hai bên cũng đã thống nhất nội dung Thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế, theo đó, phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; công nghiệp điện tử, lọc hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ... VKFTA được dự báo cũng sẽ đem lại những lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Theo VKFTA, Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới; hàng dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241 đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

* Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Y-un Xang-chích.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc đang tiếp tục có những bước tiến triển tốt đẹp. Bằng sự nỗ lực của cả hai bên, VKFTA được ký kết sẽ là một động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động... Cho rằng việc ký kết VKFTA mới là bước đầu tiên, Thủ tướng đề nghị hai bên chân thành hợp tác thực thi Hiệp định được thuận lợi và hiệu quả. Thủ tướng mong muốn Hàn Quốc có sự chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật với Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định; đồng thời mong muốn Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi để hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường nước này, góp phần giảm dần nhập siêu của Việt Nam. Nhấn mạnh tiềm năng, lợi thế hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc còn rất lớn, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng với phía Hàn Quốc nỗ lực đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, rộng, thiết thực, hiệu quả vì lợi ích, sự phát triển chung của cả hai nước.

Bộ trưởng Y-un Xang-chích cho rằng, VKFTA được ký kết là một bước ngoặt trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, mở ra triển vọng và cơ hội hợp tác mới trong quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực, làm cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên đặc biệt hơn, mang lại lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân hai nước. Bộ trưởng cũng khẳng định, sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương cũng như các bộ, ngành liên quan của Việt Nam trong thúc đẩy trao đổi thương mại, nhất là đối với các nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc, cũng như thúc đẩy triển khai thực hiện Dự án Vườn ươm công nghệ hợp tác giữa hai nước tại TP Cần Thơ.

* Sáng cùng ngày, ngay sau lễ ký chính thức VKFTA, tại Trụ sở Chính phủ, hai Bộ trưởng đã tổ chức họp báo. Bộ trưởng Y-un Xang-chích bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ rằng, với việc ký chính VKFTA, chắc chắn, hai nước sẽ đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 70 tỷ USD vào năm 2020. Thời gian tới, đầu tư của các DN Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn nữa, thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, đem lại lợi ích chung cho hai nước. Bộ trưởng nhấn mạnh, để người dân hai nước có thêm nhiều cơ hội tốt hơn, được hưởng thụ cuộc sống chất lượng hơn thông qua VKFTA, hai bên sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và nỗ lực để hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết đưa VKFTA sớm đi vào thực thi.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, thời gian tới, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, hàng chế biến sẽ được xuất khẩu mạnh sang Hàn Quốc. Ðồng thời, hàng hóa phục vụ công nghiệp điện tử, chế tạo; cung cấp nguyên vật liệu dệt may, da giày phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu mà Hàn Quốc có thế mạnh sẽ gia tăng khối lượng nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy công nghiệp Việt Nam phát triển. Hàn Quốc cũng cam kết giúp đỡ Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện cho thủy sản, rau quả xuất khẩu sang Hàn Quốc với khối lượng tăng, thuế suất ưu đãi; thúc đẩy các dự án đầu tư năng lượng điện, dầu khí tại Việt Nam.

Theo VKFTA, Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới; hàng dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241 đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

 

                                                                            Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục