Đồng thuận với sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, ĐV-TN và người dân xã Nật Sơn tích cực tham gia xây dựng quê hương. Ảnh: ĐV-TN sửa chữa đường từ trung tâm xã đến xóm Bà Rà.

Đồng thuận với sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, ĐV-TN và người dân xã Nật Sơn tích cực tham gia xây dựng quê hương. Ảnh: ĐV-TN sửa chữa đường từ trung tâm xã đến xóm Bà Rà.

(HBĐT) - “Chi bộ Nật Sơn, cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi được nhắc tới đã gợi lên niềm tự hào về truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Niềm tự hào đó không chỉ cho mỗi con người Nật Sơn hôm nay mà còn là niềm tự hào chung của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc vùng Nật Sơn rộng lớn trước đây”. Đó là những lời mở đầu cuốn sách lịch sử “Chi bộ Nật Sơn, cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi” do BCH Đảng bộ xã Nật Sơn ấn hành năm 1989.

  

“Vùng Nật Sơn rộng lớn trước đây” bao gồm 7 xã hiện nay: Nật Sơn, Bắc Sơn, Bình Sơn, Sơn Thủy, Hùng Tiến, Tú Sơn và Đú Sáng. Đến năm 1941, chế độ thực dân, phong kiến lang đạo chia Nật Sơn thành 2 xã: Nật Sơn và Tú Sơn. Năm 1957, Đảng và Nhà nước ta quyết định chia Nật Sơn thành 5 xã: Bình Sơn, Sơn Thủy, Bắc Sơn, Hùng Tiến và Nật Sơn như hiện nay.

 

Là xã miền núi sâu, lại có chế độ phong kiến lang đạo hà khắc, nhưng ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân các dân tộc Nật Sơn khá sớm. Vào giữa năm 1942, phong trào cách mạng bắt đầu nhen nhóm tại Nật Sơn. Người dân nơi đây bước đầu được tuyên truyền về Việt Minh, về chủ trương đánh Pháp, đuổi Nhật của Đảng. Từ một tổ Việt Minh ban đầu (tháng 8/1943) đến khi chuẩn bị khởi nghĩa (8/1945), Nật Sơn đã có cả một đội quân cách mạng. Phong trào cách mạng của quần chúng lao động Nật Sơn phát triển không ngừng. Dấu mốc quan trọng nhất là cuộc nổi dậy giành chính quyền chỉ trong vòng 3 ngày (từ 19 - 21/8/1945). Từ đây, nhân dân xã Nật Sơn được giải phóng khỏi ách kìm kẹp của bọn thực dân, phong kiến lang đạo. Sau 1 năm xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng (1945-1946), phong trào cách mạng của quần chúng lao động Nật Sơn đã hòa chung với sự phát triển của phong trào cách mạng cả nước. Những thắng lợi thu được trên các lĩnh vực đã làm cho cuộc sống của người lao động từng bước đổi thay, từ cuộc sống nô lệ sang cuộc sống làm chủ. Người dân càng gắn bó với quê hương, thiết tha với chế độ mới, tin tưởng vào cán bộ và chính quyền cách mạng.

 

Ngày 11/5/1947 đã đi vào lịch sử của quê hương cách mạng Nật Sơn như một dấu ấn đầy tự hào: chi bộ Nật Sơn ra đời, là chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi. Ra đời trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chi bộ Nật Sơn thực sự là “con đẻ” của phong trào cách mạng quần chúng, thể hiện bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng Nật Sơn.

 

Là một người con của quê hương Nật Sơn, đồng chí Bùi Đức Sáng, Bí thư Đảng ủy xã vẫn luôn tự hào về truyền thống yêu nước và anh hùng cách mạng của mảnh đất, con người nơi đây. Đồng chí cho biết: Truyền thống của đơn vị từng được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng LLVT" luôn được Đảng bộ và nhân dân xã Nật Sơn gìn giữ. Đặc biệt, với niềm tự hào là cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi, Đảng bộ xã Nật Sơn (tiền thân là chi bộ Nật Sơn) luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, nối tiếp truyền thống vẻ vang của quê hương anh hùng cách mạng.

 

 

 

                                                                                Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục