Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều ngày 26/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).

 

Thảo luận về nội dung này các đại biểu đã đề cập  một số nội dung liên quan đến công tác phòng - chống tội phạm. Nhiều đại biểu cho rằng việc mở rộng nguồn tội phạm hình sự cũng như các chế tài xử lý chưa thật sự phù hợp, cần được nghiên cứu thêm. Việc quy định trong luật về giảm án tử hình là một thay đổi lớn thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều đại biểu lo ngại rằng việc quy định người 70 tuổi trở lên không thi hành án tử hình như vậy là chưa chặt chẽ dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, đặc biệt là đối với loại tội phạm nguy hiểm được quy định trong 13 loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với mức xử lý hình sự nhiều đại biểu cũng quan tâm và cho rằng không nên để mức 5 triệu mà giữ nguyên như luật hiện hành. Tội phạm công nghệ cao, tội phạm khủng bố cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, trong đó nhấn mạnh rằng đối với tội phạm khủng bố nên có một chương quy định riêng để đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ hơn về nội dung này.

 

Đồng tình với quan điểm về sự cần thiết phải sửa đổi luật này, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã chỉ ra rằng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và qua thực tiễn 14 năm thi hành luật đã phát sinh những vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong đó có tình trạng bỏ lọt các hành vi vi phạm gây xâm hại đến nhân phẩm, tính mạng, tài sản, xâm phạm đến quản lý kinh tế nhưng không được quy định trong Luật Hình sự để xử lý, răn đe. Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục việc vận dụng tùy tiện luật hình sự trong quá trình xử lý người phạm tội. Đại biểu đề nghị luật sửa đổi lần này cần nghiên cứu cân nhắc và rà soát một cách nghiêm túc và đầy đủ nhằm khắc phục tình trạng trên.

 

Đối với quy định về tội phạm và hình phạt trong luật chuyên ngành; việc mở rộng nguồn trong luật hình sự, đại biểu đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp và ý kiến phát biểu của một số đại biểu như đã nêu. Tuy nhiên, cần nghiên cứu và cân nhắc tính toán thêm đối với nội dung này. Đặc biệt là cần tính đến yếu tố của sự phát triển, bổ sung kịp thời để trong tương lai khi xây dựng luật sẽ tránh được sự tùy tiện, tình trạng tản mát và không minh bạch trong hệ thống pháp luật hình sự của chúng ta. Thứ hai là bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Song thực tế, qua nghiên cứu dự thảo cho thấy cả 3 điểm đều không thuyết phục bởi: Thứ nhất việc xác định đối tượng của pháp nhân hiện nay còn chưa rõ ràng; Thứ hai là các hành vi vi phạm, các điều kiện để xác định hành vi vi phạm của pháp nhân là gì? Việc xác định pháp nhân trong các trường hợp này rất khó khăn trong khi chế tài để xử lý pháp nhân chỉ là xử phạt vi phạm hành chính (rút giấy phép, phạt tiền giống như trong luật hành chính đã thực hiện). Một số hành vi của pháp nhân khi đưa ra khởi tố thì lại không đủ điều kiện xử lý pháp luật hình sự. Do vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này cần cá nhân hóa hành vi vi phạm của pháp nhân.

 

Đại biểu cũng nhất trí cao với dự thảo về việc hạn chế hình phạt tử hình, bởi đây là vấn đề phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần quan tâm thêm một số quy định ràng buộc bởi các công ước quốc tế, không nên bỏ Điều 88 về tội chống  phá nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần quan tâm đến các biện pháp phòng - chống tội phạm và các biện pháp khác nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Đối với một số trường hợp đặc biệt do thiếu hiểu biết dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự hoặc vi phạm nhưng đã ăn năn hối cải quay trở lại giúp lực lượng chức năng phá án thì cần có chính sách khoan hồng với họ.

 

Về bổ sung cơ chế chuyển phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thành phạt tù trong trường hợp người bị kết án không chấp hành án. Vấn đề này đại biểu đề nghị cần được cân nhắc và tính toán thêm việc áp dụng quy chế này như thế nào cho phù hợp.

 

Đối với phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của vị chưa thành niên và biện pháp xử lý thay thế quy định tại Điều 90, 91, 92, 93 đại biểu đồng tình với quan điểm là chúng ta có chính sách hình sự nhân đạo đối với trẻ em và vị thành niên. Tuy nhiên, cần có chính sách thích hợp để  không bị bỏ lọt tội phạm vị thành niên đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời cũng cần rà soát lại quy định để có hình thức răn đe và xử lý thích đáng, loại bỏ quy định rườm rà tại Điều 91,92 (khiển trách, kiểm điểm, giáo dục cộng đồng). Theo đại biểu, không nên đưa vào Luật hình sự mà đưa vào Luật xử lý vi phạm hành chính là phù hợp.

 

Một vấn đề nữa cũng được đại biểu hết sức quan tâm, đó là nội dung liên quan đến quy định về nhóm tội:

 

Đối với nhóm tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe: Đại biểu đề nghị cần rà soát lại để đảm bảo tính nghiêm minh của hình phạt. Từ hành vi vi phạm đến khung hình phạt cũng nên cụ thể hóa hơn, không nên để khung hình phạt quá dài mà không cụ thể việc áp dụng nó dẫn đến tùy tiện trong quá trình áp dụng.

 

Thứ hai là nhóm tội phạm về kinh tế: Đề nghị cần tiếp tục rà soát để không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, hoạt động dân sự, hoạt động thương mại nhằm tránh gây khó khăn cho các hoạt động này.

 

Về tội phạm ma túy, đại biểu quan tâm đến 2 vấn đề: Thứ nhất, là vận chuyển ma túy của những đối tượng mà có điều kiện và khả năng hiểu biết hạn chế, đề nghị dự thảo cũng nên cân nhắc. Thứ hai, là các quy định điều kiện xác định hàm lượng ma túy để lượng hình. Trên thực tế hiện nay, việc quy định xác định hàm lượng như vậy dẫn đến khó khăn trong quá trình thực thi của các cơ quan điều tra, theo đại biểu thì nên quy định về khối lượng chứ không quy định về hàm lượng. Đại biểu đề nghị cần rà soát thêm về nội dung quy định này để dễ triển khai thực hiện và đảm bảo tốt trong công tác phòng - chống tội phạm về ma túy.

 

Nhóm tội phạm xâm hại sở hữu đề nghị nên xác định lại và có các điều kiện kép để  xử lý các hành vi trộm cắp. Việc quy định các quy phạm này nhằm triệt để xử lý loại tội phạm trộm cắp vặt.

 

Riêng nhóm tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế đề nghị cần rà soát lại, loại bỏ hoặc làm rõ các quy định không để các khoản vét còn tồn tại trong các điều luật. Ví dụ như tại Điểm e, Khoản1, Điều 228; Điểm e, Khoản 2, Điều 228 về hành vi khác vi phạm các quy định của nhà nước về các vấn đề về khai thác và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng. Đề nghị cần xác định rõ hành vi khác là hành vi nào? quy định của nhà nước là quy định ở cấp nào? vi phạm nào được xác định cấu thành vi phạm hình sự, vi phạm nào là vi phạm xử lý hành chính để tránh.  Hiện nay, các quy định này trong dự thảo luật còn chưa rõ ràng, đại biểu đề nghị tất các các nội dung này cần rà soát lại, trong trường hợp không làm được rõ hành vi này thì nên loại bỏ chứ không nên đưa vào dự thảo luật để tránh việc áp dụng tùy tiện khi luật có hiệu lực thi hành, gây khó khăn trong quá trình áp dụng luật.  

 

Theo đó, đại biểu cũng đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật này. Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nên lập các nhóm chuyên môn để tiến hành thẩm tra từng chương, từng điều của dự thảo luật nhằm giúp cho Quốc hội rà soát lại một cách toàn diện và đảm bảo cho việc sửa đổi lần này thật tổng thể, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng khi xây dựng luật.

 

 

 

 

                                                         Bùi Thị Hiển

                           Văn Phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục