Đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ  họp giao ban với  lãnh đạo Sở và các phòng, ban triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

Đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ họp giao ban với lãnh đạo Sở và các phòng, ban triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Nội vụ (28/8/1945 - 28/8/2015), phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Viết Trọng, TUV, Giám đốc Sở Nội vụ về những thành tựu nổi bật và nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.

 

 

PV: Xin đồng chí cho biết đôi nét về truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Nội vụ?  

Đồng chí Nguyễn Viết Trọng: Cách đây 70 năm, ngày 28/8/1945 trong tuyên cáo thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký văn bản thành lập Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức Nhà nước (nay là ngành Nội vụ) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

 

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành Nội vụ cả nước, tháng 4/1946, ngành Nội vụ tỉnh Hòa Bình ra đời, ban đầu là bộ phận tổ chức, rồi Phòng Tổ chức - Sự vụ, sau đổi thành Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh. Năm 1964, BTC và Dân chính tỉnh được thành lập, công tác Tổ chức Nhà nước tỉnh Hòa Bình được nâng lên thành một ngành riêng biệt, độc lập, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ Tổ chức Nhà nước trong xây dựng và củng cố chính quyền các cấp ở địa phương. Năm 2008, thực hiện chủ trương quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo Nghị định số 13, ngày 4/2/2008 của Chính phủ, Sở Nội vụ được kiện toàn, sắp xếp lại; theo đó, sáp nhập Ban TĐ-KT tỉnh, Trung tâm Lưu trữ tỉnh và bộ phận Tôn giáo vào Sở Nội vụ. Năm 2012, Sở Nội vụ được bổ sung thêm nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên và thành lập phòng Công tác thanh niên thuộc Sở.

 

Nhằm thống nhất cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác Nội vụ trong cả nước, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/ 2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ hiện tại gồm 7 phòng chuyên môn và 2 đơn vị trực thuộc. Từ 4 cán bộ ban đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC), lao động của Sở hiện có 68 người; lãnh đạo Sở gồm 5 đồng chí (Giám đốc và 4 Phó Giám đốc); 84% CC-VC có trình độ đại học, trên đại học, hầu hết được trang bị lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ; nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hệ thống tổ chức làm công tác Nội vụ ở các huyện, thành phố cũng không ngừng được củng cố, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của Sở Nội vụ trong những năm đổi mới?

 

Đồng chí Nguyễn Viết Trọng: Trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, trên cơ sở phát huy tinh thần “Đoàn kết - đổi mới - chí công - vô tư”, các thế hệ CB-VC và người lao động đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành Nội vụ đã nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy, CB-CC Nhà nước đáp ứng yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực: Tổ chức bộ máy; quản lý biên chế; CCHC; xây dựng đội ngũ CB-CC-VC; xây dựng chính quyền địa phương; quản lý hội và tổ chức phi chính phủ; thi đua - khen thưởng; tôn giáo, văn thư lưu trữ Nhà nước. Bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ngành Nội vụ đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực Nội vụ, đảm bảo phù hợp với quy định của T.Ư và thực tế quản lý tại địa phương. Bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước được kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; đẩy mạnh quá trình tự chủ và từng bước xã hội hóa các dịch vụ công. Tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; thực hiện việc xác định vị trí việc làm; giám sát chéo trong tuyển dụng CC-VC tại các huyện, thành phố; chấn chỉnh tình trạng hợp đồng lao động sai thẩm quyền; thí điểm thi tuyển lãnh đạo quản lý; ban hành chính sách khuyến khích CB-CC học tập; thu hút đãi ngộ nhân tài. Công tác CCHC đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; Chỉ số PAR INDEX (chỉ số CCHC) của tỉnh xếp hạng khá trong toàn quốc. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính quyền cơ sở thường xuyên được củng cố kiện toàn, ANCT -TTATXH được giữ vững. Chính sách tạo nguồn CB-CC cấp xã từ sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy khá, giỏi nhằm tạo bước đột phá về chất cho chính quyền địa phương. Giải quyết dứt điểm các tuyến địa giới hành chính tranh chấp giữa tỉnh Hòa Bình với TP Hà Nội, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Sơn La tồn tại từ khi thực hiện Chỉ thị số 364; quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy; thanh tra công vụ được đổi mới...

 

PV: Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, ngành triển khai những giải pháp trọng tâm nào?

 

Đồng chí Nguyễn Viết Trọng: Trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ngành Nội vụ của tỉnh đã và đang có những thời cơ, vận hội mới nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Toàn thể CB-CC-VC ngành Nội vụ của tỉnh ra sức thi đua quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Thực hiện nhiệm vụ theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nắm vững quan điểm cán bộ là gốc của mọi công việc trong công tác cán bộ; quan tâm xây dựng đội ngũ CB-CC có đức, có tài, bản lĩnh chính trị, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, thật sự là công bộc của dân. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trách nhiệm, tính chuyên nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học, ngoại ngữ của đội ngũ CB-CC-VC theo hướng đổi mới tư duy, đổi mới cách làm gắn với thực tiễn. Tham mưu thực hiện tốt công tác CCHC trên cả 5 nội dung. Phối hợp với các cấp chính quyền quản lý tốt địa giới hành chính; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý khai thác, sử dụng hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt chương trình thanh tra, kiểm tra công vụ; kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, công dân. Tham mưu cho Hội đồng TĐ-KT tỉnh chỉ đạo các phong trào thi đua thực sự sâu rộng, sát thực tiễn, có chất lượng, hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan trên địa bàn tỉnh nắm bắt diễn biến tình hình tôn giáo để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, đảm bảo tự do tín ngưỡng của nhân dân và giữ gìn ANCT - TTATXH chung của tỉnh; làm tốt công tác QLNN về văn thư lưu trữ, bảo quản tài liệu, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh...

 

Phát huy truyền thống vẻ vang, toàn thể CB-CC-VC ngành Nội vụ trong tỉnh nguyện đoàn kết một lòng, quyết tâm thi đua, vượt qua những khó khăn, thử thách phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Hòa Bình giàu mạnh.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

 

                                                              Hương Lan (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục