Vào mỗi dịp lễ, Tết và những ngày cuối tuần, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo đồng bào và du khách quốc tế vào viếng Bác. Ảnh: H.N

Vào mỗi dịp lễ, Tết và những ngày cuối tuần, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo đồng bào và du khách quốc tế vào viếng Bác. Ảnh: H.N

(HBĐT) - Cách đây 70 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

 

Ngày 19/8/1945, khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Tân Trào (Tuyên Quang) về Hà Nội. Người ở và làm việc tại số nhà 48, phố Hàng Ngang. Tại đây, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, làm việc cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ T.ư Đảng và UB Giải phóng dân tộc, chuẩn bị cho ra mắt Chính phủ lâm thời và ngày lễ tuyên bố Độc lập của đất nước. Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, tổng kết tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời kỳ đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo và chú trọng những giá trị pháp lý quốc tế. Tuyên ngôn Độc lập là là kết tinh ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, đồng thời, kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ của nhân loại, được thể hiện trên 3 vấn đề cơ bản:

 

Một là, Tuyên ngôn tán đồng tư tưởng tiến bộ, đề cao những giá trị về quyền con người và từ quyền con người, Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc. Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ công bố ngày 4/7/1776, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tiếp đó, Người còn đề cập tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Từ việc thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người, Hồ Chí Minh đi tới khẳng định quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Nêu cao ngọn cờ dân tộc, đấu tranh cho các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và các dân tộc trên thế giới là tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh. Từ tiến trình lịch sử Việt Nam và cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc phải được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế thì mới có điều kiện thực hiện quyền con người. Nước có độc lập thật sự, người dân mới có hạnh phúc, tự do.

 

 

Hai là, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã tố cáo và lên án mạnh mẽ chính sách áp bức của chủ nghĩa thực dân đối với dân tộc Việt Nam, trái với những tuyên truyền lừa bịp của đế quốc, thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Sau khi khẳng định những lẽ phải không ai chối cãi được, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Những chính sách, thủ đoạn cai trị của chủ nghĩa thực dân đã thể hiện bản chất tàn bạo, phản động của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc nhỏ yếu bị cai trị và nô dịch. Đấu tranh chống đế quốc, thực dân để tự giải phóng là yêu cầu tự thân, sống còn để bảo vệ quyền sống chính đáng và quyền tự quyết của dân tộc. Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã giành thắng lợi, với ý chí quật cường đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Vì thế, Tuyên ngôn không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

 

Ba là, Tuyên ngôn nêu bật cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của Pháp, Nhật; đồng thời khẳng định giá trị hiện thực và cơ sở pháp lý của nước Việt Nam độc lập. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính, tước vũ khí quân đội Pháp. Nhân dân Việt Nam vẫn đối xử khoan hồng, nhân đạo với quân Pháp, giúp cho người Pháp chạy qua biên thùy hoặc cứu người Pháp khỏi trại giam của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến, nhân dân cả nước Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền. Đó là hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam được làm nên bởi sức mạnh, khối đại đoàn kết và khát vọng độc lập, tự do của toàn dân Việt Nam do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. Hiện thực lịch sử đó không những làm thay đổi vị thế của một dân tộc, một đất nước, làm thay đổi cả một tiến trình lịch sử, mà còn làm biến đổi cuộc sống của mỗi con người Việt Nam, mở ra thời đại mới và tạo nên động lực cho sự phát triển đất nước bền vững.

 

        

Khắp các tuyến đường, khu phố của TP Hòa Bình rực rỡ cờ đỏ sao vàng đón mừng 70 năm Quốc khánh 2/9. ảnh chụp tại phường Phương Lâm. Ảnh: P.V

 

Khẳng định hiện thực lịch sử, đồng thời Tuyên ngôn cũng làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 được dựa trên cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc đó; đồng thời khẳng định, chủ quyền dân tộc Việt Nam được xác lập từ cuộc đấu tranh lâu dài chống thực dân, phát-xít và được bảo đảm bởi những cam kết quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

 

Thực hiện lời thề độc lập, dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã anh dũng chiến đấu suốt 30 năm chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn với những chiến công hiển hách: Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Từ hiện thực lịch sử hào hùng đó, tại tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ -ne-vơ (21/7/1954), các nước lớn tham dự Hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử đã mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời đại đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH nhân dân làm chủ đất nước; đồng thời, khẳng định cơ sở chính trị - thực tiễn và cơ sở pháp lý của nền độc lập của Việt Nam. Tuyên ngôn là sự kết tinh khát vọng độc lập mấy nghìn năm của dân tộc và cũng tỏ rõ ý chí, quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập. Độc lập của Tổ quốc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Quyền con người chân chính gắn bó với quyền dân tộc, được bảo đảm bằng nền độc lập thực sự và bền vững.

 

Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam phải chống lại nhiều thế lực xâm lược hùng mạnh và tàn bạo để bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng. Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng sự hòa hiếu, luôn luôn mong muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, nhưng quyết tâm bảo vệ nền độc lập như lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 vẫn vẹn nguyên trong ý chí của mỗi người dân và cả dân tộc Việt Nam.

                                         

 

Trích Tạp chí Quốc phòng toàn dân

 

Các tin khác


Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục