Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, NSưT Bùi Chí Thanh không ngừng tìm tòi và nghiên cứu, từ đó cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân gian có giá trị.                             

ảnh: P.V

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, NSưT Bùi Chí Thanh không ngừng tìm tòi và nghiên cứu, từ đó cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân gian có giá trị. ảnh: P.V

(HBĐT) - Nghệ sĩ ưu tú (NSưT) Bùi Chí Thanh sinh năm 1933, tại một làng quê vùng chiêm trũng thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Sớm đi theo con đường cách mạng, năm 1952, ông được điều lên chiến khu Việt Bắc phục vụ Trung ương Đảng. Sau đó, tiếp tục tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ rồi trở về công tác tại Đoàn văn công Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). Đến năm 1958, ông được theo học lớp bổ túc về nghệ thuật múa đầu tiên ở nước ta. Từ đó đến nay, ông chuyên tâm hoạt động văn hóa - nghệ thuật và có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.

 

Trong những năm hoạt động cách mạng và tạo được những dấu ấn đầu tiên trên con đường lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, NSưT Bùi Chí Thanh đã may mắn được gặp Bác Hồ 6 lần, trong đó, 3 lần được nghe Bác nói chuyện về văn hóa  văn nghệ. “Đối với tôi, mỗi lần gặp Bác đều có sức lay động lớn lao” - NSưT Bùi Chí Thanh tâm sự - “Qua những câu chuyện về Bác, tôi càng cảm phục và học được ở Bác nhiều điều. Lòng yêu kính Bác càng nhân lên gấp bội. Không phải qua sách báo hay câu chuyện nghe từ người khác mà qua trực quan sinh động của bản thân nên càng trở nên sâu sắc hơn, thấm thía hơn. Đó là những ấn tượng đã khắc sâu trong tâm trí, không bao giờ tôi quên…”.

 

NSưT Bùi Chí Thanh xúc động kể: Mong muốn được gặp Bác Hồ đã nung nấu trong tôi bắt đầu từ những năm tháng tham gia đại đội thanh niên xung phong do đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác - làm đại đội trưởng. Lúc bấy giờ, đồng chí Vũ Kỳ đã nhiều lần kể cho chúng tôi nghe câu chuyện Bác Hồ viết báo để khuyến khích anh em: “Chúng ta còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện học tập. Hãy cùng nhau học tập theo cách học tập của Bác Hồ, tức là vừa học, vừa viết, vừa làm, vừa học, tự học và không ngừng tự học”. Đó là điều đầu tiên tôi xác định cần học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu.

 

“Làm văn nghệ theo gương Bác” - đây tiếp tục là một bài học sâu sắc mà tôi nhận được từ Bác kính yêu. Trong những năm tháng đầu tiên đứng trong hàng ngũ những người làm văn nghệ toàn quốc, tôi đã vinh dự được gặp Bác. Vào một buổi sáng giữa mùa hè năm 1959, chúng tôi cùng với thầy trò trường Vũ đạo Việt Nam đang học tập chính trị tại nhà tập múa của Đoàn ca múa Trung ương (Cầu Giấy, Hà Nội). Lớp học không có một chiếc bàn, ghế nào cả, mọi người đều ngồi bệt hoặc bó gối xích sát vào nhau trong không khí oi bức. Chợt có tiếng reo: “Bác Hồ, Bác Hồ đến”. Tôi giật mình ngoảnh nhìn ra cửa đã thấy Bác đứng trước mặt, chỉ cách chỗ tôi ngồi hơn 1 mét. Bác hỏi: “Ai là thầy giáo, giảng bài tiếp đi”… Hôm đó, tôi vô cùng cảm phục Bác bởi cách nói chuyện giản dị, gần gũi mà có sức lay động đặc biệt. Bác bảo: “Phải nói sao cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, như vậy họ mới làm theo được. Tiếng ta có thì nói tiếng ta. Đừng tham nói tiếng nước ngoài, chỉ những tiếng chưa dịch ra tiếng nước ta được mới phải dùng tiếng nước ngoài. Tại sao cứ nói “sút ban”, “vô lê ban”, “manh” mà không nói “đá bóng”, “đấm bóng”, “bóng chạm tay”, trường múa lại đặt tên là trường “Vũ đạo” mà không gọi là trường “Múa Việt Nam”… Vâng lời Bác, mấy ngày sau, trường Vũ đạo đã được đổi tên thành trường Múa. Khi Hội nghệ sỹ múa Việt Nam được thành lập cũng được khoác trên mình cái tên tiếng mẹ đẻ. Bản thân những người làm văn hóa - nghệ thuật chúng tôi qua câu chuyện này cũng thấm thía vô cùng lời dạy của Bác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ đó cố gắng sử dụng nhuần nhuyễn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình, của đất nước mình.  

 

Tôi cũng như những người làm văn hóa - văn nghệ cùng thời luôn cảm thấy may mắn được sống trong thời đại Hồ Chí Minh. Ở Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (năm 1962), Bác đã đến thăm và nói chuyện với Đại hội. Những lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện, tôi thấy thật sự hạnh phúc. Lần đó, Bác ân cần hỏi: “Bây giờ, sau mỗi buổi biểu diễn, các cô, các chú được bồi dưỡng những gì?”. Chúng tôi thi nhau trả lời: “Thưa Bác, mỗi người được bồi dưỡng một bát cháo gà ạ”. Người khác lại thưa: “Một bát phở ạ”. Bác cười và nói: “Như vậy cũng tốt rồi. Bác diễn xong cũng được bồi dưỡng một cốc cà phê”. Chúng tôi vỗ tay kéo dài, vừa cười vui sung sướng, vừa rưng rưng xúc động, niềm yêu kính Bác cứ trào dâng trong lòng. Cảm giác đó luôn xuất hiện trong những lần được gặp Bác. Đến giờ nhớ lại tôi vẫn thấy vẹn nguyên và có sức lay động lớn lao. Nghèn nghẹn vang lên trong tôi lời thơ như tiếng khóc: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ ôm cả non sông, mọi kiếp người...”.

 

 

                                                  (Ghi theo lời kể của NSƯT Bùi Chí Thanh)

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác


Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục