Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy trao cờ lưu niệm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh cho Ngành Toà án tỉnh.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy trao cờ lưu niệm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh cho Ngành Toà án tỉnh.

(HBĐT) - Ngày 3/9, TAND tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống và tuyên dương điển hình tiên tiến TAND 2 cấp tỉnh Hoà Bình. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh tới dự, chúc mừng.

 

Ngày đầu thành lập, TAND tỉnh Hòa Bình được mang tên là Tòa đệ nhị cấp Hòa Bình cùng với 4 Tòa sơ cấp ở 4 huyện Mai Đà, Lương Sơn, Kỳ Sơn và Lạc Sơn. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, bộ máy tổ chức cũng như trụ sở làm việc bước đầu ổn định; các đơn vị của Tòa án Nhân dân tỉnh dần được kiện toàn về mặt tổ chức, các bộ phận chức năng dần được hình thành. Ngày 16/8/1991, Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 163 về việc thành lập TAND tỉnh Hòa Bình. Tính đến tháng 8/2015, TAND hai cấp tỉnh có 178 CB,CC,VC làm việc tại TAND tỉnh với 7 toà phòng và 11 Toà án Nhân dân cấp huyện, thành phố. Hiện nay, 5% CB,CC có trình độ thạc sỹ, 91% có trình độ đại học; trung cấp và sơ cấp là 4%; trình độ cao cấp lý luận chính trị 26 đồng chí.

    

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của TANDTC, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của cấp uỷ huyện và các đơn vị hữu quan trong những năm qua, đơn vị đã đạt được một số kết quả xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Về công tác xét x, trong 5 năm (2010- 2014), TAND hai cấp tỉnh đã thụ lý tổng số 8.383 vụ án các loại. Đã giải quyết 8.383 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, công tác giải quyết án hình sự đã thụ lý và giải quyết 2.489/2.489 vụ án với 3.660 bị cáo. Đơn vị đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác xét xử, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án với chất lượng chuyên môn cao; quá trình xét xử bảo đảm tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có tình trạng xét xử oan, bỏ lọt tội phạm.

Với những kết quả đó trong những năm qua, ngành toà án tỉnh đã có nhiều lượt tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, của địa phương và của ngành toà án.

Tại buổi lễ kỷ niệm này, thừa uỷ quyền của chánh án TAND tối cao, đồng chí Triệu Đình Thành, Phó vụ trưởng vụ Thi Đua- Khen thưởng ( TAND tối cao) đã trao danh hiệu Thẩm phán giỏi năm 2014 cho 5 đồng chí và trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Toà án cho 39 cá nhân vì đã có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển TAND Việt Nam.

             

Lãnh đạo Vụ thi đua- Khen thưởng  trao bằng khen của Chánh án TANDTC cho các cá nhân đạt danh hiệu thẩm phán giỏi năm 2014.

 

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã biểu dương những nỗ lực của TAND 2 cấp tỉnh Hoà Bình đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng chí nhấn mạnh: Trong tiến trình cải cách tư pháp, toà án được xác định có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm của hệ thống tư pháp ở nước ta. Đó là vinh dự, song cũng là nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho ngành toà án trong giai đoạn cách mạng mới. Vì vậy, trong thời gian tới ngành toà án cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn  cao, đạo đức nghề nghiệp tốt và có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với dân. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khoá XI " Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay", gắn với thực hiện Nghị quyết số 03 của Bộ Chính trị. Tập trung thực hiện công tác xét xử và giải quyết các loại án, vừa đẩy nhanh tiến độ xét xử, vừa nâng cao chất lượng tranh tụng, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan sai và bỏ lọt tội phạm. Đẩy mạnh cải cách tư pháp trong ngành toà án theo lộ trình mà NQ số 49-NQ/TƯ và Kết luận số 92, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020 đã đề ra. Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Toà án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử. Quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn, trong đó chú trọng tới TAND các huyện, thành phố để đảm bảo cơ sở vật chất  đáp ứng tiến trình CCTP.

 

                                                                       

Thuý Hằng 

 

 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục