Lãnh đạo xã Thượng Cốc và các bạn trẻ cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của quê hương.

Lãnh đạo xã Thượng Cốc và các bạn trẻ cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của quê hương.

(HBĐT) - Đó là những ngày mùa thu trời xanh, gió mát, đồng lúa mướt xanh... Một mùa thu rộn ràng với tiếng trẻ nhỏ hát vang bài ca về tình yêu quê hương, đất nước Một cảm nhận gần gũi, thân thương khi chúng tôi trở lại Thượng Cốc - nơi in dấu đoàn quân Tây Tiến năm xưa.

 

Đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phấn khởi đưa chúng tôi đến hội trường của Trung tâm học tập cộng đồng của xã. Không khí trong hội trường rộn ràng lời ca, tiếng hát và các điệu múa của  ĐV-TN tích cực luyện tập văn nghệ để biểu diễn chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ huyện và kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Sau buổi tập, chúng tôi có dịp cùng các đồng chí lãnh đạo xã và các bạn trẻ trò chuyện về những câu chuyện lịch sử của quê hương

 

Câu chuyện kể về thời gian sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) để tăng cường cho địa bàn chiến lược miền Tây Bắc, một số đơn vị chiến đấu ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định được điều lên mặt trận Tây Bắc gồm: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá để cùng nhân dân các dân tộc chiến đấu, phối hợp với các lực lượng yêu nước Lào chống kẻ thù chung. Ngày 27/2/1947, Trung đoàn Tây Tiến được thành lập (sau đổi tên là Trung đoàn 52). Đó là đội quân Tây Tiến hùng dũng, trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh. Vừa đặt chân lên miền Tây Bắc, đoàn quân Tây Tiến đã chiến đấu lập công xuất sắc.

 

Cuộc sống của bộ đội Tây Tiến hết sức gian khổ. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc là chuyện thường ngày, đến mức cả đơn vị phải cạo trọc đầu để khỏi chấy, rận như một đoàn quân “không mọc tóc”. Cuộc sống, chiến đấu chủ yếu ở trong rừng, ăn sắn, măng tươi, rau rừng. Một viên thuốc ký ninh phải hòa vào nước chia cho mấy người sốt rét. Chỉ riêng Trạm Quân y ở Châu Trang (nay là xóm Trang, xã Thượng Cốc) trong những năm 1947-1949, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Tây Tiến lần lượt hy sinh vì sốt rét, thiếu ăn, thiếu thuốc đặc trị. Nhưng trong cuộc sống gian khổ, ác liệt ấy, những cán bộ, chiến sĩ Tây Tiến đã để lại cho người dân nơi đây muôn vàn tình cảm yêu thương, trân trọng.

 

Rời UBND xã, đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã đưa chúng tôi tới Tượng đài Tây Tiến (xóm Trang, xã Thượng Cốc), nơi tưởng nhớ hàng trăm chiến sĩ Tây Tiến mãi nằm lại, gửi trọn tuổi thanh xuân của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Đài tưởng niệm Tây Tiến được Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Sơn xây dựng để tưởng nhớ những tấm gương tuyệt vời về ý chí chiến đấu, tinh thần chịu đựng gian khổ, lạc quan cách mạng của các chiến sĩ Tây Tiến; nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Thượng Cốc về lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của biết bao chiến sĩ để giành lại nền độc lập của nước nhà... Niềm tự hào của người dân Thượng Cốc hôm nay còn bởi sự nỗ lực, vượt mọi khó khăn để phát triển KT-XH. Trước năm 2000, người dân phải chịu đói ít nhất 2 tháng/năm, dịp lễ, Tết phải trợ cấp, nay thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, phát triển các ngành nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng. Số hộ có thu nhập khá dần tăng lên. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng được chăm lo. Xã có đủ hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và trường THPT vùng Quyết Thắng của huyện đặt tại địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong xã được đến lớp, đến trường. Đặc biệt, trường tiểu học, THCS của xã được đổi tên là trường Tây Tiến đã đem lại niềm vinh dự và tự hào cho thế hệ trẻ hôm nay.

                                                                          

 

 

                                                                                      Hồng Duyên

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục